Thị trường lao động

Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2025 có tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 65%

NGUYỄN LUẬN
Tác giả: NGUYỄN LUẬN
UBND tỉnh Quảng Ngãi đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 37%; năng năng suất lao động xã hội tăng bình quân 6 - 8%/năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 65%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25,15%.
4 cách “ăn điểm” nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi: “Tại sao lựa chọn công ty này?” Những trường hợp người lao động bị tai nạn không được bồi thường

Nhiều mục tiêu phấn đấu, quyết tâm hoàn thành

Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu thị trường lao động trên địa bàn phát triển linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, các yếu tố của thị trường lao động được phát triển đồng bộ và hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao.

Thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại.

Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2025 có tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 65%
Tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2025 có tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 65%. Ảnh minh họa: H.P.

Về mục tiêu cụ thể, tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 37%. Năng năng suất lao động xã hội tăng bình quân 6-8%/năm.

Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 65%. Trong đó, có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25,15%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.

Tỉnh Quảng Ngãi duy trì tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở mức thấp dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 2,8%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 4%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 3%.

Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 25%. Trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 20% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Giao nhiệm vụ cho LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi và các sở, ngành, địa phương

Theo kế hoạch ban hành, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - Đặng Văn Minh đề nghị LĐLĐ tỉnh tiếp tục chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt là đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, chất lượng các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia ý kiến với người sử dụng lao động về bảo đảm duy trì việc làm, sắp xếp lao động và giải quyết chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật.

LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi xây dựng, triển khai hiệu quả phong trào thi đua học tập, rèn luyện nâng cao trình độ kỹ năng nghề, học tập suốt đời trong công nhân lao động. Tăng cường các hoạt động giám sát, tư vấn pháp luật, tuyên truyền cho người lao động không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; giới thiệu việc làm cho người lao động.

Đơn vị cũng được giao phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thị chính sách pháp luật về lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng chuyên đề kiểm tra giám sát về quan hệ lao động.

Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Đặng Văn Minh giao thực hiện các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động phù hợp, từng bước hiện đại; chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh các hoạt động kết nối cầu lao động bảo đảm cung ứng lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kịp thời cung cấp các thông tin về thị trường lao động để hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân lao động theo yêu cầu.

Sở cũng được giao xây dựng mạng lưới thông tin và cơ sở dữ liệu thị trường lao động; thường xuyên phân tích và công bố dự báo thị trường lao động theo ngành, nghề trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, làm cơ sở triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách về lao động - việc làm, an sinh xã hội, cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số để tăng cường kết nối cung - cầu lao động qua nền tảng số,...

Còn đối với Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị đơn vị này thường xuyên nắm bắt tình hình cắt giảm, cho thôi việc nhiều lao động, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động tại doanh nghiệp như: Chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, xây dựng phương án sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm,... Đồng thời, thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

Ban Quản lý nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cung ứng lao động cho doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc chỉ đạo, đôn đốc doanh nghiệp thường xuyên tổ chức đối thoại, thương lượng giữa người sử dụng lao động và tổ chức người đại diện lao động theo quy định của pháp luật,...

Quảng Ngãi: Hơn 10.500 cơ hội việc làm cho người lao động sau Tết Quý Mão 2023 Quảng Ngãi: Hơn 10.500 cơ hội việc làm cho người lao động sau Tết Quý Mão 2023

Nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày 4/2, Sở ...

LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi tuyên truyền phòng, chống ma túy cho gần 3.000 công nhân lao động LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi tuyên truyền phòng, chống ma túy cho gần 3.000 công nhân lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền về phòng, chống ma túy cho công nhân, lao ...

Giải bóng đá, bóng chuyền Công đoàn ngành Y tế Quảng Ngãi: Sôi nổi, hấp dẫn Giải bóng đá, bóng chuyền Công đoàn ngành Y tế Quảng Ngãi: Sôi nổi, hấp dẫn

Nhằm chào mừng kỷ niệm 68 năm “Ngày Thầy thuốc Việt Nam” (27/2/1955 - 27/2/2023), Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Công ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm