Kinh tế - Xã hội

Phục hồi sản xuất phải bảo đảm tuyệt đối an toàn

Kiên Nguyễn
Tác giả: Kiên Nguyễn
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, địa phương sẽ đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới, bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Phục hồi sản xuất phải bảo đảm tuyệt đối an toàn
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các KCN, KCX, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp”. Ảnh: Đức Tuấn

Đó là tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Hội nghị trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các KCN, KCX, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp”.

8 nhóm giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, nhất là cao điểm từ tháng 7/2021 đã khiến các doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Đặc biệt, đợt dịch này đã lan rộng tại các KCN, KCX ở các tỉnh, thành phố phía Nam, nơi tập trung một lượng lớn CNLĐ.

Kết quả điều tra, khảo sát 500 tập đoàn, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tiến hành cho thấy, gần 50% doanh nghiệp bị tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, số còn lại bị ảnh hưởng lớn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất với Chính phủ 8 nhóm giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động (NLĐ) dựa trên phương châm “sớm nhất - hiệu quả nhất”. Trong đó ưu tiên tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân bổ nguồn vắc xin phòng Covid-19, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm ở những khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, tập trung cho các chuỗi cung ứng, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, lao động trong một số lĩnh vực có tiếp xúc cao với người dân.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần nghiên cứu cơ chế cho phép doanh nghiệp tự mua dụng cụ tự xét nghiệm để chủ động xét nghiệm; đẩy mạnh việc công nhận hộ chiếu vắc xin với các nước; xem xét áp dụng chứng chỉ tiêm vắc xin và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cập nhật dữ liệu, công khai thông tin đối với các đối tượng đã được tiêm phòng.

Đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn; hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp....

Phục hồi sản xuất phải bảo đảm tuyệt đối an toàn
Người lao động sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin đi làm trở lại sẽ an toàn hơn.

Cần quan tâm chính sách cho công nhân trong đại dịch

Nhiều doanh nghiệp phản ánh 7 nhóm vấn đề khó khăn, thách thức mà các KCN, KCX, khu kinh tế, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp phải đối mặt hiện nay. Đó là hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam bị trì hoãn, ảnh hưởng đến cơ hội thu hút đầu tư; chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, gây thiếu nguồn cung đầu vào và thị trường đầu ra; chưa đồng bộ nhà ở và các công trình xã hội cho NLĐ làm việc trong một số KCN; lao động và chuyên gia nước ngoài khó nhập cảnh; chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, đội chi phí, giá thành sản xuất; dòng tiền vào bị thiếu hụt nghiêm trọng...

Mặt khác, một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa được triển khai kịp thời, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; thời gian áp dụng chính sách hỗ trợ ngắn nên chưa phát huy hiệu quả cho doanh nghiệp như chính sách giãn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí…

Vấn đề nhà ở cho công nhân là rất cấp thiết đảm bảo cho NLĐ có nơi an cư lạc nghiệp, an toàn. Đồng thời tránh tình trạng lao động sinh hoạt trong các khu nhà trọ xen lẫn cộng đồng dân cư tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao. Chỉ cần một vài ca nhiễm vào nhà máy sẽ làm đình trệ hoạt động, khiến doanh nghiệp không có đủ “luồng xanh” về lao động để hồi phục sản xuất.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhận định, việc khôi phục kinh tế nói chung, hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ khó khăn.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ đồng hành lâu dài, chặt chẽ cùng với các bộ, ngành, địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục và ổn định sản xuất. Doanh nghiệp là chủ thể trong quá trình phục hồi và phát triển công nghiệp, do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động lên phương án phục hồi và duy trì sản xuất phù hợp với tình hình thực tế, trong đó phải đảm bảo tuyệt đối an toàn trong phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, các địa phương có trách nhiệm thành lập tổ hỗ trợ trên cơ sở phương án phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phối hợp với các bộ, ngành liên quan giải quyết các vấn đề về tiêm vắc xin cho NLĐ, lưu thông hàng hóa…”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.

Một số nhiệm vụ cần triển khai để tái sản xuất an toàn, nhanh và hiệu quả Một số nhiệm vụ cần triển khai để tái sản xuất an toàn, nhanh và hiệu quả

Việc sớm có các nghiên cứu, đánh giá tác động đến điều kiện sản xuất an toàn khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 là ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số giải pháp hạn chế thiếu hụt NLĐ, phục hồi sản xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số giải pháp hạn chế thiếu hụt NLĐ, phục hồi sản xuất

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa chỉ đạo LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng ...

Thủ tướng chỉ thị gấp về phục hồi sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng Thủ tướng chỉ thị gấp về phục hồi sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để khôi phục sản xuất kinh doanh, đảm ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm