![]() |
Ths.Bs Trương Minh Khoa, Khoa Ngoại niệu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật - Ảnh: Đình Tuyển |
Trước đó, vào ngày 27/8, bà Huỳnh Thị Lắm (ngụ tại TP Cà Mau) được bệnh viện địa phương chuyển viện với chẩn đoán sỏi bàng quang; hẹp van động mạch chủ, hẹp van hai lá nặng.
Bệnh nhân cho biết, thường xuyên có triệu chứng tiểu khó, tiểu gắt, đau vùng hạ vị, đau nhiều vùng hông lưng phải trong thời gian dài 10 năm. Nhưng do có bệnh lý tim mạch nên không đồng ý phẩu thuật, bệnh nhân xin được điều trị nội khoa.
Khoảng 10 ngày trước nhập viện, triệu chứng của bệnh nhân nặng hơn với tiểu ra máu, đau vùng hạ vị, tiểu không kiểm soát nên nhập viện tại địa phương điều trị được 1 tuần, sau đó triệu chứng không thuyên giảm nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Tại đây, kết quả siêu âm bụng cho thấy bệnh nhân có sỏi bàng quang to, chụp X-Quang và CTScan thấy thận (P) ứ nước độ I, niệu quản (P) dãn đến bàng quang, rất nhiều sỏi chiếm hết lòng bàng quang, trong có một viên sỏi nằm cạnh phải bàng quang to khoảng 12cm nằm trong túi thừa bàng quang, thận phải ứ nước độ I nhu mô thận phải còn dầy.
Kết quả siêu âm tim màu tổn thương hẹp hở van 2 lá mức độ trung bình, hở van chủ mức độ nặng, hẹp van động mạch chủ mức độ trung bình, tăng áp phổi. Ngoài ra bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp và lớn tuổi.
Sau khi bệnh viện đã tiến hành hội chẩn gồm nhiều chuyên khoa và tư vấn, giải thích rõ, gia đình đã đồng ý phẫu thuật .
![]() |
Các viên sỏi lấy ra từ bàng quang bệnh nhân là cụ bà 84 tuổi - Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
Theo BSCK2 Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa gây mê hồi sức bệnh viện: Yếu tố nguy cơ rất cao về tim mạch do bệnh nhân có bệnh lý van tim nặng phối hợp và lớn tuổi là vấn đề đáng chú ý nhất ở bệnh nhân này. Trong đó hẹp van động mạch chủ có nguy cơ cao nhất trong số các bệnh van tim.
Đến ngày 30/8, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật. Trong lúc phẩu thuật các bác sĩ đã lấy ra rất nhiều sỏi từ 3cm - 8cm (khoảng 15 viên); có một viên sỏi rất to khoảng 12 cm nằm trong một túi thừa bên phải, cạnh bàng quang đè lên niệu quản vùng chậu phải, gây ứ nước thận, mô xung quanh túi thừa rất dính do viêm, bóc tách túi thừa lấy sỏi 12cm ra bên trong có ít mủ và cặn trắng.
Sau đó bệnh nhân được cắt túi thừa và khâu tạo hình lại bàng quang để tránh trường hợp tái phát sỏi. Ca phẫu thuật thành công, thời gian kéo dài trong 50 phút.
Đến sáng nay, bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, đang được điều trị, theo dõi và chăm sóc tại khoa Ngoại Niệu, dự kiến bệnh nhân sẽ được ra viện trong hai ngày tới.
ThsBs. Trương Minh Khoa – khoa Ngoại Niệu cho biết: Khi sỏi bàng quang nhỏ có thể sử dụng phương pháp tán sỏi nội soi, khả năng phục hồi nhanh, chi phí điều trị ít, không để lại sẹo, đặc biệt, bệnh nhân không phải trải qua một ca mổ lớn như với sỏi bàng quang lớn… Vì thế, khi bệnh nhân được chẩn đoán sỏi bàng quang nên đến bệnh viện để được xử lý sớm, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng ngừa sỏi bàng quang, hằng ngày cần uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày), tránh thói quen nhịn tiểu làm ứ đọng nước tiểu lâu ngày và vận động cơ thể đều đặn: tập thể dục, đi bộ, bơi…. và tránh ngồi hoặc nằm một chỗ thời gian kéo dài.
![]() Ngày 2/9, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một thiếu nữ ở ... |
![]() Bị ám ảnh bởi những tấm ảnh selfie, mong muốn có một vẻ ngoài hoàn hảo chính là nguyên nhân khiến nhiều tìm đến các địa ... |
![]() Dù chỉ mới xuất hiện nhưng trend làm đẹp mang tên môi 'cánh én' hay còn gọi là môi 'Mazda' nhanh chóng gây bão trên ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
