![]() |
Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, Bộ GTVT đang có ý kiến sửa đổi Nghị định 46/2016, theo đó đề xuất 3 phương án xử phạt khác nhau - Ảnh minh hoạ. |
Cho rằng từ năm 2018 tới nay, số vụ tai nạn do tài xế vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma tuý tăng mạnh, Bộ GTVT đã xây dựng dự thảo nghị định thay thế nghị định 46 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó đề xuất mức phạt nặng với hành vi vi phạm nồng độ cồn.
Điểm mới của dự thảo là chỉ cần có nồng độ cồn trong máu (dưới 50 mg/lít khí thở), người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt, mức phạt có thể lên tới 40 triệu đồng với người lái ô tô.
Bộ GTVT đưa ra 3 phương án hướng tới mục tiêu hạn chế tai nạn giao thông. Theo đó, phương án 1 sẽ giữ nguyên như quy định hiện hành.
Phương án 2 là thực hiện sửa đổi mức xử phạt đối với vi phạm quy định về nồng độ cồn, theo đó mức phạt tiền hành vi vi phạm mức 1 đối với người điều khiển ô tô là 18 - 20 triệu đồng và mức phạt cao nhất đối với vi phạm của hành vi này là 30 - 40 triệu đồng.
Trong khi đó, phương án 3 đề xuất sửa đổi mức xử phạt đối với vi phạm quy định về nồng độ cồn, theo đó mức phạt tiền hành vi vi phạm mức 1 đối với người điều khiển ô tô là 6 - 8 triệu đồng và mức phạt cao nhất đối với vi phạm của hành vi này là 30 - 40 triệu đồng.
![]() |
Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn sẽ tăng mạnh so với quy định hiện hành - Ảnh minh hoạ. |
Qua phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng phương án, Bộ GTVT đề xuất chọn phương án 3 là giải pháp tối ưu. Theo đó, sửa đổi mức xử phạt đối với vi phạm quy định về nồng độ cồn sẽ tăng khá mạnh so với quy định hiện hành tại Nghị định 46.
Cụ thể, vi phạm mức 1 (chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở) đối với người điều khiển ô tô là 6 - 8 triệu đồng (hiện mức phạt này là 2-3 triệu đồng), tăng thời gian tước bằng lái xe lên 10-12 tháng so với 1-3 tháng hiện nay.
Vi phạm mức 2 (vượt quá 50 mg/100 ml máu đến 80 mg/100 ml máu hoặc trên 0,25-0,4 mg/lít khí thở) bị phạt 16-18 triệu đồng (hiện nay phạt 7-8 triệu đồng), đồng thời bị phạt bổ sung tước bằng lái xe 16-18 tháng so với 3-5 tháng hiện nay.
Vi phạm mức 3 (vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc trên 0,4 mg/lít khí thở), sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng (mức phạt hiện nay là 16-18 triệu đồng), đồng thời tước bằng lái xe 22-24 tháng, thay vì 4-6 tháng hiện nay. Đây cũng là mức phạt với người điều khiển xe sử dụng ma túy.
Lý giải việc bổ sung hình phạt trên với người cầm lái xe máy, ban soạn thảo nghị định cho biết Luật phòng, chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Trong đó cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Đồng thời, trong thời gian qua tình hình tai nạn giao thông diễn biến rất phức tạp, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu còn xảy ra phổ biến.
Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển môtô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/l khí thở.
![]() Điều khiển xe máy chạy đến ngã tư đường, xe máy do nam thanh niên điều khiển đã va chạm với xe ô tô Lexus ... |
![]() Liên quan đến vụ sập tường nhà máy gạch tuynel Cường Thịnh khiến 4 phạm nhân đang cải tạo tại đây bị thương, Trưởng phòng ... |
![]() Sau khi thừa nhận hành vi của mình, tài xế đã bị đuổi việc và bị cơ quan công an xử phạt hành chính 700.000 ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
