Hành trình đầu đời của cậu bé 10 ngày tuổi trở về quê tránh dịch Có những hình ảnh làm ta thao thức Người dân Đà Nẵng trở về từ TP. HCM: "Vui mừng và cảm kích!" |
![]() |
Dịch bệnh Covid-19 khiến người lao động mất việc làm, cuộc sống quá khó khăn nên đã quay trở về quê hương. |
Những ngày qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tình trạng lây nhiễm tăng mạnh ở các thành phố lớn, tại khu công nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất, các trung tâm kinh tế như TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai... phải áp dụng biện pháp phong tỏa và giãn cách toàn xã hội.
Chị Nguyễn Thị Mân (27 tuổi, quê huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ, tháng 4/2021, chị khăn gói vào Bình Dương lập nghiệp với hy vọng đổi đời. Khi nơi ăn chốn ở còn chưa kịp ổn định thì dịch bệnh bùng phát mạnh, cuộc sống bị dồn vào tình thế khốn đốn.
Trong thời gian tỉnh Bình Dương thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chính quyền yêu cầu tất cả người dân hạn chế ra ngoài. Vì không đáp ứng được yêu cầu "3 tại chỗ", công ty chị Mân không đủ điều kiện tiếp tục hoạt động nên Tổng giám đốc cho tất cả công nhân tạm thời nghỉ việc trở về nhà. Suốt mấy tuần liền, chị chỉ ăn mì tôm và đồ của bà con ủng hộ. Chẳng còn cách nào khác, nữ công nhân quyết định về quê.
Rạng sáng ngày 24/7, với hành trang đơn giản, chị Mân cùng bạn trên một chiếc xe máy rời phòng trọ bắt đầu chuyến hồi hương. “Ban đầu, tôi cố bám trụ chờ dịch bệnh lắng xuống để đi làm trở lại nhưng dịch ngày càng phức tạp. Mặc dù xác định tự phát chạy xe về quê tiềm ẩn nhiều rủi ro như lây lan dịch bệnh nhưng vì cuộc sống bế tắc, tôi không còn chọn lựa nào khác. Thật sự, về được quê lòng nhẹ hẳn, cảm ơn các cấp chính quyền đã tạo điều kiện để tôi được cách ly an toàn”, chị Mân xúc động nói.
![]() |
Người dân đi xe máy từ TP.HCM về Thừa Thiên Huế đợi làm thủ tục đi cách ly theo quy định. Ảnh chụp ngày 27/7. |
Cùng chung tình cảnh, anh Nguyễn Tấn (21 tuổi, quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa được một công ty may trên địa bàn quận 12, TP.HCM nhận làm đầu tháng 3 năm nay. Lúc đó anh rất vui vì công việc này cho thu nhập ổn định, có thể tự lo chi tiêu cá nhân và gửi về đỡ đần bố mẹ già ở quê. Làm được hơn 3 tháng thì dịch bệnh Covid-19 quay lại, công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu nên dừng hoạt động.
"Vào TP.HCM chưa đầy một năm, cuộc sống xa nhà đủ thứ phải chi tiêu như tiền thuê trọ mỗi tháng 2,5 triệu đồng, tiền sinh hoạt…, nên không dư được nhiều. Nghĩ cảnh sắp tới chưa biết bao giờ mới đi làm lại được nên tôi quyết định về quê. Giờ về cũng thất nghiệp, tôi hy vọng cách ly xong sẽ tìm được một công việc để phụ giúp cha mẹ rồi qua dịch tính tiếp”, anh Tấn trải lòng.
![]() |
Các địa phương đang nỗ lực để vừa phòng chống dịch bệnh, vừa chăm lo cho người lao động khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. |
Với người lao động nghèo vừa hồi hương, con đường quay lại nơi làm việc cũ ở các khu công nghiệp phía Nam có lẽ sẽ gian nan không kém gì hành trình họ vừa trải qua. Nhiều người tâm sự, nếu muốn vào lại thì chỉ có cách đi vay mượn, nợ chồng nợ nhưng chưa biết nhà máy có hoạt động lại như ban đầu được không.
Giờ đây, sau những ngày cách ly, người trở về sẽ bắt đầu lại từ con số 0, họ phải làm gì để sống? Câu hỏi đó đặt ra cho chính quyền các địa phương cũng cấp bách không kém gì việc phòng chống dịch.
Được biết, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cũng rất quan tâm đến công tác tạo công ăn việc làm, ổn định sinh kế cho người dân nói chung, đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nói riêng.
Với lao động trở về từ các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, tỉnh Thừa Thiên Huế đang dồn lực để thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương nghiên cứu giải pháp hữu hiệu nhất để tạo việc làm cho người lao động có nhu cầu ở lại làm việc tại quê hương, ổn định cuộc sống.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương trên địa bàn rà soát, nắm bắt số lượng, ngành nghề, trình độ tay nghề đối với lao động làm việc ngoài tỉnh trở về. Bên cạnh đó rà soát, đánh giá nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn để kết nối người tuyển dụng với người lao động, nhằm giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Đối với lực lượng lao động tự do, lao động mong muốn chuyển đổi ngành nghề, Thừa Thiên Huế vận dụng tối đa các chính sách hiện có, trong đó bao gồm Nghị quyết 68/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ người lao động học nghề, nâng cao tay nghề theo quy định, qua đó sớm quay lại thị trường lao động.
![]() |
Công ty Scavi Huế (Khu công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) gửi thư ngỏ tới lao động ngành May trở về địa phương do dịch Covid-19. |
Theo Liên đoàn Lao động Thừa Thiên Huế, một doanh nghiệp trên địa bàn vừa có thư ngỏ gửi toàn thể lao động ngành May từ các vùng dịch trở về địa phương. Theo đó, người lao động nếu mong muốn làm việc ổn định lâu dài sẽ được công ty này tiếp nhận với nhiều chính sách ưu đãi.
Cụ thể, nhằm chung tay chia sẻ khó khăn của lao động ngành May xa quê hồi hương do dịch Covid-19, Công ty Scavi Huế cho biết sẽ tiếp nhận vào làm việc và áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ đối những lao động thuộc diện này.
"Trong những ngày qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên rất nhiều tỉnh , thành. Đồng hành cùng chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trong công cuộc đón công dân trở về quê nhà, Công ty Scavi Huế mong muốn được chung tay san sẻ khó khăn của các thành viên ngành May xa quê nay trở về quê hương bằng việc áp dụng các chính sách hỗ trợ đối với lao động có tay nghề vào làm việc tại công ty", Tổng giám đốc Công ty Scavi Huế, viết.
![]() |
Công ty Scavi Huế cho biết sẽ áp dụng chính sách đánh giá tay nghề linh hoạt và áp dụng mức lương cao tương đương với bậc tay nghề. (Ảnh minh họa) |
Theo đại diện Công ty Scavi Huế, đơn vị sẽ hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm PCR cho công nhân trước khi vào làm tại công ty và hỗ trợ nóng 5.000.000 đồng/trường hợp đối với công nhân may có tay nghề và ký hợp đồng lao động chính thức nhằm giúp công nhân ổn định cuộc sống ban đầu sau khi trở về quê do dịch bệnh.
Bên cạnh đó, công ty còn áp dụng chính sách đánh giá tay nghề linh hoạt và áp dụng mức lương cao tương đương với bậc tay nghề; áp dụng mức thưởng thêm 3.000.000 đồng/công nhân cộng vào khoản thưởng lương tháng 13/2021 nhằm hỗ trợ các công nhân đón Tết.
![]() Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng việc Công ty CP Ô tô 1-5 ... |
![]() Tôi không thể nào nói khác hơn khi nghĩ về việc những cán bộ lãnh đạo sở, ngành ở Bình Định đã đi chơi golf ... |
![]() Những thành viên của Fanpage Đắk R’Lấp 24H đã tặng 5 chiếc xe máy cho công nhân, người lao động đi bộ, đạp xe đạp ... |
Tin mới hơn

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
Tin tức khác

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Dấn thân vì người bệnh
