![]() |
Dự thảo Thông tư về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư của Bộ Xây dựng có nhiều điểm mới. Ảnh minh họa |
Theo dự thảo, chủ tài khoản số tiền gửi kinh phí bảo trì của nhà chung cư có từ 3 đến 5 thành viên đứng đồng chủ tài khoản. Trong đó, có ít nhất một đại diện là chủ sở hữu khu căn hộ, một đại diện chủ đầu tư (nếu có), một đại diện chủ sở hữu diện tích khác (nếu có) và một vài thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.
Trên thực tế có nhiều tranh chấp và khiếu nại xảy ra liên quan tới kinh phí bảo trì chung cư. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, có tổng số 458 trường hợp, trong đó 79% tranh chấp là có liên quan tới việc chủ đầu tư chậm bàn giao kinh phí, tranh cãi việc quản lý quỹ bảo trì,...
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch của Hiệp hội bất động sản TPHCM cho biết, theo như quy định, ban quản trị tòa nhà có thể là một thành viên hoặc nhiều thành viên cùng đứng tên, đồng chủ tài khoản. Thế nhưng, có không ít hội nghị chung cư chỉ quy định một người ở trong ban quản trị là làm chủ tài khoản.
Lợi dụng sơ hở này, nhiều người đã cố tìm mọi cách để chui vào ban quản trị chung cư nhằm trục lợi cá nhân, làm thiệt hại tới lợi ích của cư dân. Chính vì vậy, xuất phát từ thực tiễn cần phải có các quy định mới nhằm siết chặt quản lý.
Dự thảo lần này của Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều đề xuất, điểm mới, bao gồm như hội nghị nhà chung cư lần đầu phải được tiến hành tổ chức trong 12 tháng kể từ ngày đưa vào sử dụng, trong đó phải có tối thiểu 50% đại diện của chủ đầu tư căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Con số này ít hơn 75% so với quy định hiện hành.
Ngoài ra, dự thảo còn cho phép đề xuất lấy ý kiến của những cư dân bằng văn bản, tuy nhiên cần phải có chữ ký của người được lấy ý kiến. Việc lấy ý kiến cần đảm bảo dân chủ, minh bạch. Khuyến khích áp dụng về công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến của người không tham dự hội nghị nhà chung cư.
Bên cạnh đó, trong vòng 7 ngày (kể từ ngày tổ chức cuộc họp mà không có đủ 50% về đại diện chủ nhà họp hoặc cho ý kiến bằng văn bản theo quy định) thì chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ sở hữu sẽ đề nghị UBND cấp phường để tổ chức hội nghị nhà chung cư.
Việc công nhận ban quản trị của nhà chung cư cũng có thể do cấp phường ra quyết định nếu như được UBND cấp quận ủy quyền. Đây cũng chính là điểm mới nổi bật của dự thảo thông tư về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư so với quy định hiện hành.
![]() Nhiều người dân sinh sống trong các tòa chung cư bất ngờ bị cắt nước với lý do không chịu đóng phí dịch vụ. ... |
![]() Dự báo đến năm 2020, có hơn 1,7 triệu người gặp khó khăn về nhà ở, đặc biệt là tại những khu vực đô thị ... |
![]() Sau vụ chung cư Mường Thanh, Hà Nội tiếp tục chỉ đạo, rà soát, giải quyết những trường hợp liên quan tới việc cấp sổ ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
