Tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, đồng thời thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài cũng như khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo; tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động (NLĐ)... Song, Việt Nam cũng phải đối mặt với những quy định, tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như giá trị cốt lõi về sự phát triển bền vững và những thách thức mới về hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn về lao động,…
Nhận diện những thời cơ, thách thức

Hội nghị chuyên đề "Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - thời cơ và thách thức đối với tổ chức Công đoàn" do Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ tổ chức năm 2019.

Thời cơ của tổ chức Công đoàn

Khi tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, qua đó, có môi trường cạnh tranh, đầu tư thông thoáng, tạo động lực phát triển. Cùng với CPTPP, EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam) cũng nhấn mạnh đến quyền về lao động, bảo vệ môi trường bền vững, giúp doanh nghiệp cùng được hưởng lợi kinh tế một cách công bằng (yêu cầu tất cả các nước tham gia phải thông qua và duy trì quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của Tổ chức lao động Quốc tế - ILO). Những quyền của NLĐ cần được thể hiện trong pháp luật, thể chế và thông lệ.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 98 về thương lượng tập thể (TLTT) giữa NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ), gồm có 3 nội dung chính: Bảo vệ NLĐ và cán bộ công đoàn (CBCĐ) không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bảo đảm các tổ chức đại diện của NLĐ và NSDLĐ không bị can thiệp hoặc chi phối từ bên còn lại; yêu cầu nhà nước cần có các biện pháp về pháp luật và thiết chế nhằm TLTT.

Việc phê chuẩn Công ước này sẽ tạo cơ hội cho công đoàn cơ sở (CĐCS) không bị chi phối bởi nhà quản lý doanh nghiệp. Đây là chìa khóa để xây dựng quan hệ lao động (QHLĐ) hài hòa, ổn định và tiến bộ, vì sự phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết và phê chuẩn Công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức, dự kiến vào năm 2023. Ở Công ước này, NLĐ và NSDLĐ không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với điều kiện duy nhất là phải tuân theo Điều lệ của chính tổ chức đó (Điều 2, Công ước 87). Như vậy, sẽ có những cơ hội và thử thách đối với tổ chức CĐVN.

Nhận diện những thời cơ, thách thức

Khi không còn là tổ chức duy nhất đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động, tổ chức Công đoàn sẽ phải có thêm các giải pháp giữ chân và thu hút đoàn viên. Trong ảnh: Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng trị trao quyết định kết nạp đoàn viên cho công nhân Công ty cổ phần Tiến Phong (Gio Linh). Ảnh: HT

Với những điểm mạnh của mình, tổ chức CĐVN có địa vị pháp lý rõ ràng, được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận; CĐVN đã trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 90 năm, bề dày truyền thống đã tạo được niềm tin với NLĐ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, CĐVN là thành viên trong hệ thống chính trị, có tổ chức thống nhất từ Trung ương tới cơ sở; ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình; hoạt động ngày càng thiết thực, hiệu quả. CĐVN đã khẳng định mình là tổ chức đại diện của NLĐ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hoạt động tiêu biểu như: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, TLTT, khởi kiện, bảo vệ quyền lợi NLĐ.

Các cấp công đoàn tích cực, chủ động tham gia xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chăm lo việc làm, đời sống NLĐ; phát triển tổ chức cơ sở Đảng và xây dựng GCCN lớn mạnh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Thách thức đối với tổ chức CĐVN

Hiệp định CTTPP được Việt Nam phê chuẩn và thực thi (theo lộ trình), lần đầu tiên vấn đề “đa công đoàn” được quy định và áp dụng tại Việt Nam. Khi thực hiện sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, giá trị cốt lõi, truyền thống của tổ chức Công đoàn. CĐVN không còn là tổ chức duy nhất đại diện cho NLĐ khi gia nhập CPTPP. Vì vậy, những cam kết trong CTTPP về lao động, công đoàn là những thách thức hết sức lớn đối với CĐVN trong hiện tại và tương lai. Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt cụ thể như sau:

Về nhận thức: Đây là vấn đề rất mới và nhạy cảm ở Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta, nền tảng lý luận về công đoàn độc lập chưa tường minh, nội hàm về “tính độc lập” của công đoàn độc lập chưa được xác định rõ và thiếu trải nghiệm thực tế. Trong điều kiện đó, vấn đề đáng chú ý trước tiên là, phải tránh xu hướng hiểu không đúng và không đầy đủ về công đoàn độc lập. Nếu nhận thức không đúng vấn đề này, có thể sẽ có hành vi, thái độ nhìn nhận không phù hợp.

Nhận diện những thời cơ, thách thức

Lễ ký kết chương trình phúc lợi cho đoàn viên giữa Liên đoàn Lao động huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) với các doanh nghiệp.

Về sự cạnh tranh đoàn viên công đoàn: Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS của CĐVN sẽ phải cạnh tranh với các tổ chức đại diện NLĐ. Nếu tổ chức CĐVN không nhanh chóng đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động, thì sẽ có nhiều nguy cơ NLĐ từ các tổ chức CĐVN sang tổ chức công đoàn đại diện NLĐ khác mới được thành lập.

Sự xuất hiện tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp ngoài CĐVN có nguy cơ làm tăng chậm, thậm chí giảm số lượng đoàn viên và số lượng CĐCS so với giai đoạn trước; vấn đề cạnh tranh và thu hút mới đoàn viên công đoàn là điều tất yếu. Việc phát triển đoàn viên và CĐCS sẽ gặp khó khăn.

Về việc mất cảnh giác: Các nhân tố theo đuổi mục tiêu thành lập tổ chức đại diện NLĐ nằm ngoài hệ thống CĐVN và những đối tượng không thiện chí, phản động đang quan tâm, tìm đủ cách lợi dụng, tạo cớ, bôi nhọ, nói xấu, hạ thấp vai trò và phá hoại tổ chức CĐVN để “dọn đường” cho việc ra đời của tổ chức đại diện NLĐ, nhằm thu hút và phát triển đoàn viên.

Nhiều hình thái tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở ngoài CĐVN, trong đó có những tổ chức đại diện NLĐ “đội lốt” là tổ chức phản động, lôi kéo NLĐ gây phá, chống đối doanh nghiệp, chống phá Đảng và Nhà nước, chia rẽ sự đoàn kết của phong trào công nhân.

Ngoài ra, là tổ chức mới thành lập, có khả năng thu hút lực lượng cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo bài bản, nhiều trường hợp có sự hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. Do đó, tổ chức này có điều kiện tập trung, phát huy nguồn lực, triển khai các hoạt động trọng tâm, trọng điểm, mang lại lợi ích thiết thân giúp NLĐ dễ nhìn thấy, tin tưởng và tham gia. Cùng với các hoạt động chống phá và cạnh tranh công đoàn, vai trò, vị trí, vị thế của tổ chức CĐVN có thể bị ảnh hưởng.

Nhận diện những thời cơ, thách thức

Cơ hội, thách thức đối với người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi công đoàn phải quyết liệt đổi mới hoạt động. Trong ảnh: Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng trao túi “An sinh công đoàn” hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nguồn: vov.vn.

Về những nguồn lực cạnh tranh: Đó là nguồn lực tài chính và nguồn lực về con người. Nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động của CĐVN có nguy cơ bị giảm sút, nguồn thu tài chính của các cấp công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn có thể bị giảm mạnh. Nếu CĐVN không có nguồn lực đủ mạnh để tạo ra những quyền lợi khác biệt và lớn hơn giữa đoàn viên công đoàn và NLĐ không phải là đoàn viên công đoàn sẽ bất lợi trong việc cạnh tranh, thu hút NLĐ và tổ chức của NLĐ mới thành lập gia nhập tổ chức CĐVN.

Đối với nguồn lực về con người, nhiều CBCĐ chưa được đào tạo và hoạt động chuyên nghiệp, sẽ không đạt được kết quả mà NLĐ mong muốn, không đáp ứng được nhu cầu của NLĐ. Chính vì vậy cần tăng cường vị trí và vai trò của CBCĐ, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của họ khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trần Thị Thanh Bình (2019), “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của GCCN Việt Nam hiện nay.” http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/cach-mang-cong-nghiep-40-co-hoi-va-thach-thuc-cua-giai-cap-cong-nhan-viet-nam-hien-nay-35008.html. truy cập tháng 10 năm 2020.
  2. Chính phủ (2018), Nghị định 149 NĐ- CP ngày 7/11/2018 của Chính phủ qui định chi tiết khoản 3 điều 63 của BLLĐ về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc.
  3. Congdoan.vn/tin-tuc/an-toan-ve-sinh-lao-dong-525/nang-cao-vai-tro-cua-to-chuc-cong-doan-trong-cong-tac-atvsld-500173.tld truy cập tháng 3 năm 2021.
  4. TS. Bùi Văn Cường (2018), “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn; làm tròn vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên, NLĐ; Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục xây dựng GCCN lớn mạnh; góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, Tạp Chí Cộng Sản, 11/2018.
  5. Nguyễn Đình Khang (2020), “Xây dựng GCCN và tổ chức Công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay”, [Online]. Available: http://www.congdoan.vn/tin-tuc/nghien-cuu-trao-doi-524/xay-dung-giai-cap-cong-nhan-va-to-chuc-cong-doan-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-giai-doan-hien-nay-500553.tld, truy cập lúc 21h tháng 1 năm 2021.
  6. ILO, (2019). The future of work: Trade unions in transformation.
Thách thức và cơ hội để phát triển khoa học An toàn, vệ sinh lao động Thách thức và cơ hội để phát triển khoa học An toàn, vệ sinh lao động

Bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người lao động là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, vì một ...

Những thách thức đối với lao động Việt Nam trước làn sóng công nghệ số Những thách thức đối với lao động Việt Nam trước làn sóng công nghệ số

Thời gian qua, lực lượng lao động Việt Nam tuy không ngừng phát triển về chuyên môn kỹ thuật nhưng đa số lao động Việt ...

Kiến thức và kỹ năng cơ bản công nhân, lao động cần có khi làm việc trong doanh nghiệp Kiến thức và kỹ năng cơ bản công nhân, lao động cần có khi làm việc trong doanh nghiệp

Để công nhân lao động làm việc hiệu quả không chỉ cần có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mà còn cần nhiều kỹ năng ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm