Nhà ở xã hội đang là nhu cầu bức thiết nhất đối với công nhân, người lao động. Hiện có khoảng 95% số công nhân ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp tập trung trên cả nước phải thuê nhà trọ của tư nhân. Các phòng trọ do tư nhân xây dựng cho thuê hầu hết đều rất chật hẹp, diện tích sử dụng bình quân từ 3 - 4m2 /người, không bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước, môi trường sinh hoạt chật chội, nhếch nhác, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động.
Đến nay, cả nước đã hoàn thành 276 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 7,3 triệu m2 sàn. Trong đó, riêng đối với nhà ở công nhân đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 122 dự án, với quy mô khoảng 2,7 triệu m2 sàn, tuy nhiên mới đáp ứng được gần 30% nhu cầu của công nhân lao động.
![]() |
Khu thiết chế Công đoàn và nhà ở xã hội sẽ góp phần giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân, người lao động. Ảnh: Báo Lao động |
Để góp phần giải quyết vấn đề nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, Nhà nước đã tạo ra nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp mua nhà ở hoặc thuê nhà cho công nhân, người lao động không những đảm bảo tính ổn định sản xuất mà còn đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, người lao động, …
Cụ thể, Điều 59 Luật Nhà ở 2014 quy định về ưu đãi đối với tổ chức tự lo chỗ ở cho người lao động như sau:
1. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự mua nhà ở hoặc thuê nhà ở để bố trí cho người lao động của doanh nghiệp mình ở mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá giá thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành thì chi phí mua nhà ở hoặc thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
![]() |
Nhu cầu về nhà ở xã hội luôn là ưu tiên hàng đầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh IT |
2. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của doanh nghiệp mình ở mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá giá thuê nhà ở xã hội do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành thì ngoài các ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này, doanh nghiệp còn được tính chi phí xây dựng nhà ở vào giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đặc biệt, chủ đầu tư dự án được dành 20% tổng diện tích đất ở được giao trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại, kể cả nhà ở thương mại tầng cao hoặc thấp tầng nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm chi phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư.
Trường hợp dự án phát triển nhà ở xã hội không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại trong phạm vi dự án thì chủ đầu tư được phép dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại.
Được biết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã xây dựng các khu thiết chế Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với mục tiêu đầu tư xây dựng nhà ở, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phê duyệt chủ trương đầu tư 11 thiết chế Công đoàn tại các tỉnh: Tiền Giang, Quảng Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nghệ An, Hưng Yên, Phú Thọ, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thiện thủ tục, điều kiện để xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư 10 thiết chế Công đoàn tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Bình Dương, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Đồng Nai.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
