![]() |
Do áp lực của cuộc sống cũng như do chưa đủ trải nghiệm mà ngày càng nhiều người trẻ bị trầm cảm - Ảnh minh họa. |
Theo các chuyên gia y tế, với những người trẻ, do trải nghiệm cuộc sống còn ít nên dễ bị trầm cảm hơn và từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
– Môi trường bên ngoài: Ô nhiễm không khí, làm việc trong điều kiện môi trường không thoải mái, ô nhiễm giao thông, khói xe, bụi đường, thời tiết cũng gián tiếp làm cho bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi dẫn đến căng thẳng, trầm cảm.
– Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu với đồng nghiệp, người thân… Những yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…Những chuyện không vui đến với bạn mà bạn chưa tìm ra được cách giải quyết dẫn đến bế tắc và sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm.
– Các vấn đề về thể chất: Khi bạn phải đối diện với những trận ốm làm cơ thể bạn mệt mỏi làm cho bạn không có khả năng làm những điều mà bạn muốn.
– Vấn đề tâm lí: Luôn có thái độ tiêu cực và thiển cận trong mọi vấn đề, hay nghi ngờ người khác, đa nghi, đa đoan. Điều này khiến bạn luôn trong trạng thái mất niềm tin vào mọi thứ, mọi người, chán nản và sinh ra mỏi mệt để rồi dẫn đến căng thẳng đầu óc.
– Những tác động bên trong cơ thể như khi chúng ta đối mặt với bệnh tật, đau ốm.
– Những tác động không tốt từ cuộc sống, xã hội và gia đình, đặc biệt khi bạn gặp phải những rắc rối những chuyện không vui chưa có cách giải quyết, dẫn đến tình trạng bế tắc và trầm cảm.
- Suy nghĩ của bản thân: Chính bạn là người tạo ra trầm cảm với những lối suy nghĩ quan trọng hóa vấn đề, tiêu cực của bạn. Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay giải thích, biện minh những điều đã hoặc sẽ xảy ra cũng đem đến cho chính chúng ta rất nhiều phiền phức và căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ nếu thi trượt đại học, tương lai thật mù mịt; nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị sa thải…, áp lực chỉ tiêu công việc.
Để phòng bệnh hiệu quả, điều đầu tiên là người trẻ, đặc biệt là ở vùng thành thị, cần ý thức được những stress và sức ép trong công việc, gia đình và tài chính để từ đó tìm ra những biện pháp phù hợp với điều kiện thời gian và kinh tế của mình để cân bằng, tái tạo sức lao động của mình.
Việc cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng để giảm các nguy cơ phát sinh các rối loạn tâm lý liên quan tới trầm cảm, trong đó có trầm cảm. Các biện pháp giảm trầm cảm, tái tạo sức lao động có thể đơn giản là tập thể dục thể thao, tập yoga, gặp gỡ bạn bè, tập tĩnh tâm hoặc học một môn nghệ thuật mới (vẽ, âm nhạc…).
Bên cạnh đó, cần nâng cao kiến thức và giảm định kiến của mọi người về bệnh trầm cảm và các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm là rất quan trọng, để bệnh có thể được phát hiện sớm và điều trị sớm.
Đồng thời, nâng cao việc chẩn đoán, chất lượng khám chữa bệnh trong ngành Tâm thần và trị liệu tâm lý cũng như trang bị kiến thức về các rối loạn tâm lý tâm thần và các biện pháp trị liệu cho các bác sĩ, kể cả các bác sĩ ở những chuyên ngành khác sẽ góp phần phát hiện và điều trị sớm bệnh trầm cảm.
![]() Bên cạnh việc tập thể dục một cách thường xuyên hay luyện tập yoga, có lối sống tích cực, lành mạnh thì một số loại ... |
![]() Hiện trên toàn thế giới có hơn 14 triệu người đang luyện tập yoga và số người phải phẫu thuật chỉnh hình, vật lí trị ... |
![]() Thở chậm, cười, thiền hay mát xa cơ thể... được cho là các cách đơn giản giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng và ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
