Đời sống
Phòng chống Covid-19 cho công nhân lao động:

Nguyên Giám đốc BV Bạch Mai mách bạn cách phòng chống Covid-19

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
GS.TS Trần Quỵ cho rằng, trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, các cơ quan, xí nghiệp cần tái khởi động công tác phòng chống dịch một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Bên cạnh đó, công nhân lao động cần nâng cao ý thức cảnh giác, thực hiện nghiêm túc các quy định phòng dịch của Bộ Y tế và công ty đề ra.
nguyen giam doc bv bach mai mach ban cach phong chong covid 19
GS.TS Trần Quỵ, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống SARS (2003)- Ảnh: M.K

Virus SARS-CoV-2 chưa có thay đổi nhiều so với trước

Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn sáng 31/7, GS.TS Trần Quỵ - nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống SARS (2003) nhận định thời điểm hiện tại dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, nguy hiểm với mức độ lây lan nhanh trong cộng đồng, tỷ lệ ca bệnh nặng cao hơn so với đợt dịch lần trước. Chỉ chưa đầy 1 tuần, số ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng đã lên con số 93 ca, đặc biệt là tại vùng dịch Đà Nẵng.

Theo GS.TS Trần Quỵ: “Loại virus gây bệnh hiện nay chưa có thay đổi nhiều so với trước hoặc biến thể theo một dạng khác hẳn. Tuy nhiên có một số điểm mà cộng đồng cần phải lưy ý về tốc độ lây lan, triệu chứng, yếu tố thời tiết...”

Trước hết, dịch bệnh Covid-19 đang có tốc độ lây lan nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới, ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, bất kể đang là mùa đông hay mùa hè.

Mặc dù người già là đối tượng dễ bị lây nhiễm, nhất là những người đang có bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch, thận..., tuy nhiên dịch bệnh Covid-19 không loại trừ bất cứ lứa tuổi nào.

Ngoài ra, người nhiễm bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng. “Đây là một vấn đề rất nguy hiểm. Người mang trong mình virus SARS-CoV-2 có thể không xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt, cơ thể họ vẫn khỏe mạnh bình thường, dẫn đến việc chủ quan không đi khám, do đó càng làm lây lan cho cộng đồng”, GS.TS Trần Quỵ nói.

Ông cho rằng những điểm trên có liên quan chặt chẽ đến vấn đề phòng chống Covid-19 trong thời điểm hiện tại.

GS.TS Trần Quỵ cho rằng “Sau hơn 3 tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhiều người dân, thậm chí các cơ quan đoàn thể tỏ ra chủ quan, không giữ thói quen đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách, khử khuẩn..., đặc biệt là tại các địa điểm du lịch đông người. Giờ là lúc chúng ta phải quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn trong vấn đề phòng chống dịch Covid-19, tuyệt đối không được phép chủ quan”.

Công nhân lao động cần làm gì để phòng chống Covid-19 trong tình hình mới?

Theo GS.TS Trần Quỵ, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, các xí nghiệp, công ty cần phải khởi động ngay các biện pháp chống dịch kiên quyết hơn trước. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ quan y tế trong việc triển khai các quy định phòng chống sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

“Đầu tiên cần phải tuyên truyền cho công nhân lao động hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh. Đây là một kẻ thù dấu mặt, nếu không phòng dịch cẩn thận sẽ rất phức tạp. Chúng ta hay nói chống dịch như chống giặc, nhưng giặc còn có thể nhìn thấy mà chống, virus thì không thể phát hiện. Do đó chỉ có sự cảnh giác, thực hiện đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ, giữ cự ly tối thiểu 2m với những người xung quanh mới có thể đảm bảo an toàn”, GS.TS Trần Quỵ cho biết.

Theo GS.TS Trần Quỵ, để làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 cho công nhân lao động, cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, tổ chức công đoàn, ban giám đốc công ty phải luôn luôn quan tâm, nhắc nhở công nhân có ý thức tự giác thực hiện đúng quy định phòng chống dịch: Đeo khẩu trang, dùng nước sát khuẩn...

Thứ hai, các công ty cần có những thay đổi về điều kiện làm việc phù hợp với công tác phòng chống dịch bệnh. Chẳng hạn bố trí vị trí làm việc giãn cách, lắp các vách kính cho từng khu vực làm việc. Trang bị đầy đủ nước rửa tay, khẩu trang y tế hoặc kính ngăn giọt bắn cho công nhân trong quá trình làm việc.

nguyen giam doc bv bach mai mach ban cach phong chong covid 19
Công nhân Công ty TNHH Piaggio Việt Nam, KCN Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đeo khẩu trang làm việc trong xưởng sản xuất - Ảnh: M.K

Thứ ba, các công ty phải phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế địa phương, trang bị đầy đủ phương tiện nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh. Tổ chức xét nghiệm sớm và xét nghiệm nhiều lần cho công nhân trở về từ vùng dịch, đồng thời cho nghỉ làm để cách ly tại nhà.

Thứ tư, cần phải thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của công nhân lao động, thậm chí phải có người phụ trách y tế túc trực, giám sát, nhắc nhở tại nơi làm việc. Công nhân có dấu hiệu mệt mỏi cần được kiểm tra theo dõi sớm.

Thứ năm, đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng. Bổ sung các loại thức ăn có đạm, mỡ, đường; các loại hoa quả, vitamin, muối khoáng để tăng cường hệ miễn dịch cho công nhân lao động.

nguyen giam doc bv bach mai mach ban cach phong chong covid 19
Các nhân viên Công ty TNHH CDL Precision Technology Việt Nam đang chuẩn bị đồ ăn cho công nhân - Ảnh: M.K

Thứ sáu, các khu tập thể, khu nhà ở và xóm trọ công nhân cần được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc khử trùng. Các loại thuốc khử trùng và thiết bị y tế cần được mua ở nơi uy tín, có chứng nhận, tránh mua phải hàng giả.

Thứ bảy, công nhân cần bình tĩnh, tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin. Nên tiếp nhận các thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, không hoang mang. Ngoài ra, cần bình tĩnh thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế về biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong tình hình mới.

GS.TS Trần Quỵ là nhà khoa học chuyên ngành Hô hấp, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Ông được biết đến như một người anh hùng trong cuộc chiến chống dịch SARS năm 2003.

Ông là người có công lớn trong xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tỉnh ở trẻ em (ARI) năm 1984, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên khu vực châu Á - Thái Bình Dương triển khai có hiệu quả chương trình này

Năm 2003, trong vai trò Trưởng ban, ông và các đồng nghiệp đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới dập tắt dịch bệnh SARS năm 2003, được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao và nhiều quốc gia đến học tập.

nguyen giam doc bv bach mai mach ban cach phong chong covid 19 Bộ Y tế thành lập 'Bộ Chỉ huy tiền phương' chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng
nguyen giam doc bv bach mai mach ban cach phong chong covid 19 Xin đừng thiển cận và ích kỷ!
nguyen giam doc bv bach mai mach ban cach phong chong covid 19 Đà Nẵng xây dựng bệnh viện dã chiến đối phó với dịch bệnh Covid-19
nguyen giam doc bv bach mai mach ban cach phong chong covid 19 NÓNG: Công bố thêm 45 bệnh nhân nhiễm COVID-19, Việt Nam có trên 500 ca bệnh

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm