![]() |
Chị Hoàng Thị Nhẫn |
Để làm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, chị Nhẫn luôn nỗ lực rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của người đảng viên, người cán bộ công đoàn.
Với đặc thù là một doanh nghiệp có phần lớn công nhân lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, lại là lao động phổ thông chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nên việc tiếp thu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Bên cạnh đó, công ty đang trong thời kỳ đầu thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi sang mô hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nên hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công đoàn của đơn vị càng gặp nhiều khó khăn hơn. Trước tình hình đó, chị Nhẫn đã cùng với tập thể Ban Chấp hành CĐCS công ty chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động một cách khoa học và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, tranh thủ sự giúp đỡ hướng dẫn, chỉ đạo của công đoàn ngành và Đảng ủy, Ban Giám đốc công ty để tổ chức triển khai tốt nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Hiểu rõ vị trí, vai trò của công đoàn, chị thường xuyên quan tâm chăm lo đến quyền và lợi ích của NLĐ, sâu sát cơ sở, kịp thời đề xuất với Ban Giám đốc để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và NLĐ. Công đoàn đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Vận động cán bộ, đoàn viên thuộc bộ phận gián tiếp của công ty chia sẻ khó khăn với NLĐ; kịp thời giải quyết chế độ tiền lương, tiền thưởng và hỗ trợ về vật chất cho đoàn viên, CNLĐ trong dịp lễ, tết hàng năm;...
Đối với những lao động mới được nhận vào công ty, chị cùng BCH công đoàn hướng dẫn chi tiết NLĐ ký kết hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật. Việc xây dựng, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ luôn được chị chủ động thực hiện sau khi đã họp bàn và lấy ý kiến của đoàn viên, NLĐ trong công ty. Đặc biệt, thực hiện chương trình nhà ở Mái ấm công đoàn, trước khó khăn của nhiều đoàn viên về nơi ở, chị đã cùng BCH công đoàn đi khảo sát thực tế ở cơ sở và đề nghị công đoàn cấp trên hỗ trợ kinh phí cũng như vận động cán bộ, đoàn viên trong công ty cùng góp sức. Kết quả từ năm 2016 đến nay đã có 5 gia đình đoàn viên của công ty được hỗ trợ xây nhà ở với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Điều này đã thực sự tạo được sự tin cậy và ấm áp nơi NLĐ.
Chị Lê Thị Hải Yến - Tổ trưởng công đoàn xưởng chế biến (CĐCS Công ty Cổ phần Cà phê EaPốk) không khỏi tự hào về người chủ tịch công đoàn của mình: “Tại đơn vị chúng tôi với đặc thù là doanh nghiệp có khá đông công nhân lao động là người dân tộc thiểu số, trong số đó có những công nhân cuộc sống rất khó khăn. Để đưa đời sống NLĐ đi lên, chị Nhẫn đã dành nhiều thời gian quan tâm, tìm hiểu và chia sẻ khó khăn với NLĐ thông qua việc tư vấn, hướng dẫn về kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi; đề nghị công đoàn cấp trên hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà Mái ấm công đoàn… để giúp NLĐ ổn định cuộc sống và yên tâm công tác, gắn bó với đơn vị”.
![]() |
Ban Chấp hành CĐCS Công ty Cổ phần Cà phê EaPốk tặng quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán năm 2020. |
Cùng với các hoạt động chăm lo về vật chất, chị Nhẫn cũng rất quan tâm đến các hoạt động tinh thần nhằm tạo không khí vui tươi, đoàn kết cũng như góp phần tái tạo sức lao động cho cán bộ, đoàn viên. Các hoạt động tham quan, du lịch được chị và BCH công đoàn lên kế hoạch từ đầu mỗi năm để xin nguồn kinh phí hỗ trợ từ công ty. Vì thế mà sau mỗi cuộc đi chơi về, NLĐ luôn cảm thấy sảng khoái, hào hứng cho một kỳ sản xuất mới. Bên cạnh đó, chị cũng tích cực động viên các đoàn viên của mình tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao do công ty cũng như công đoàn các cấp tổ chức,...
Không chỉ nỗ lực hoàn thành trọng trách của mình, trong quá trình công tác, chị Nhẫn còn có nhiều sáng kiến nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, trong đó phải kể đến sáng kiến: Đổi mới phương thức hoạt động của CĐCS, qua đó đã góp phần tinh giảm bộ máy cán bộ hoạt động của CĐCS, nâng cao, năng lực hoạt động của cán bộ công đoàn, đồng thời tiết kiệm nguồn kinh phí hoạt động của CĐCS mỗi năm từ 30 - 35 triệu đồng. Tiếp đến là sáng kiến Đổi mới hình thức tuyên truyền tại CĐCS về việc trồng xen canh cây hồ tiêu và cây ăn trái trong vườn cà phê với hiệu quả mang lại là tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên về đất đai, nước, ánh sáng; tiết kiệm chi phí nhân công, vật tư, phân bón, nước tưới; tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho đoàn viên, NLĐ và mang lại giá trị về kinh tế từ 10 - 100 triệu đồng/ha cây trồng.
Nhận xét về người nữ cán bộ công đoàn năng nổ Hoàng Thị Nhẫn, ông Lê Anh Hùng - Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Đồng chí Hoàng Thị Nhẫn là một cán bộ công đoàn tâm huyết với hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, đồng thời là một trong những cán bộ công đoàn gương mẫu của Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk. Đồng chí luôn nỗ lực cùng BCH công đoàn công ty đưa phong trào CNVCLĐ của đơn vị phát triển và đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Nhiều năm liên tục CĐCS công ty được công nhận là CĐCS vững mạnh.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
