Lịch sử Việt Nam chúng ta đã ghi nhận vai trò quan trọng của phụ nữ nói chung và NLĐ nữ Việt Nam nói riêng trong gia đình và công tác xã hội. Từ vai trò làm vợ; vai trò làm mẹ; vai trò làm người nội trợ; vai trò làm con (con dâu) cho tới vai trò tham gia sản xuất tạo thu nhập cho gia đình. Quyền bình đẳng nam và nữ giới đã được Đảng và Bác Hồ xác định trong Cương lĩnh của Đảng từ những năm 1930. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp tới lao động nữ, quyền của nữ giới, bình đẳng giới trong xã hội. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia lao động tại Việt Nam chiếm tới 72.5%. Trong khi tỷ lệ này trên thế giới chỉ chiếm 47.7%.
![]() |
Tỷ lệ lao động nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động tại Việt Nam và Thế giới. Nguồn: ILO |
Vai trò, tiềm năng của lao động nữ trong tình hình mới hiện nay là đáng kể. Chính vì vậy, xuyên suốt từ đại hội I đến nay, Đảng ta đã luôn đánh giá cao sự đóng góp của phụ nữ và đề ra nhiệm vụ lãnh đạo, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng to lớn, thực hiện nam nữ bình đẳng.
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng cán bộ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở Việt Bắc năm 1949. Nguồn: TL |
Để nâng cao vai trò, vị thế của nữ giới, TLĐLĐ Việt Nam đã thành lập Ban Cán sự Phụ nữ Lao động (nay là Ban Nữ công) từ tháng 2 năm 1949. Trải qua 73 năm phát triển, Ban Nữ công đã đóng góp công sức trong việc chăm lo, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động nữ, tham gia xây dựng chế độ, chính sách góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động (NLĐ); đảm bảo triển khai tốt những Nghị quyết, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cơ quan ban ngành dành cho lao động nữ.
![]() |
Chị Lý Thị Hoa và chị Trần Thị Thu thuộc bộ phận chuyền may của Công ty TNHH MTV Seshin VN2 đang cùng nhau phân loại chi tiết của áo để may trong dây chuyền của mình. |
Dưới đây là những quyền lợi lao động nữ được hưởng theo quy định của Nhà nước. Thành quả sau những năm chúng ta theo đuổi tốt chính sách bình đẳng giới trong xã hội. Cũng như cách để tôn vinh những đóng góp lớn lao của người phụ nữ nhân ngày Gia đình Việt Nam.
![]() |
Poster Ngày gia đình Việt Nam. Nguồn: Sưu tầm |
Quyền được khám chuyên khoa phụ sản 1 lần/năm (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP);
Được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh (Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP);
Quyền được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP);
Không phải làm thêm, làm đêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ (Điểm b, Khoản 1, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019);
Quyền không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ (Điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019);
Quyền được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ (Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019);
Quyền được đảm bảo việc làm sau chế độ thai sản (Điều 140 Bộ luật Lao động 2019);
Được hưởng BHXH chế độ thai sản (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);
Được hưởng BHXH chế độ thai sản (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014); Được phép xin làm công việc nhẹ hơn khi đang mang thai hoặc cho con bú (Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019);
Được phép nghỉ thai sản, hưởng chế độ thai sản (Điều 139 Bộ luật Lao động 2019);
Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai (Điều 137 Bộ luật Lao động 2019);
Quyền được lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ nếu doanh nghiệp sử dụng hơn 1000 lao động nữ (Khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP);
Bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến (Khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
![]() Theo báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), lao động nữ của Việt Nam dù chỉ chiếm 1/3 số lượng người làm ... |
![]() Thập kỷ qua chứng kiến sự gia tăng số lượng phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Hà ... |
![]() Các sáng kiến bảo đảm sức khỏe, vệ sinh và trao quyền cho lao động nữ nói riêng, phụ nữ nói chung ở Ấn Độ ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
