Kinh tế - Xã hội

Người Hà Nội không lo thiếu lương thực, thực phẩm

An Bình
Tác giả: An Bình
Ngay trong chiều tối 18/7, sau khi Hà Nội ra công điện khẩn triển khai các biện pháp mạnh phòng, chống dịch COVID-19 kể từ 0 giờ ngày 19/7 trên địa bàn toàn Thủ đô, nhiều người dân đã đổ xô đến siêu thị, chợ dân sinh để mua thực phẩm. Tuy nhiên, Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, hàng hóa được dự trữ gấp 3 lần, người dân không nên tích trữ hàng hóa.
Yêu cầu người dân Hà Nội chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết Infographic: Những loại vaccine COVID-19 nào được Bộ Y tế cho tiêm trộn? Infographic: Danh sách 22 chốt kiểm soát người về Hà Nội
siêu thị Hà Nội
Các doanh nghiệp phân phối chủ động nguồn cung hàng hóa tăng từ 3 - 5 lần tại các kho hàng. (Ảnh: Internet)

Chiều tối 18/7, tại cuộc làm việc với Sở Công thương Hà Nội, các doanh nghiệp phân phối cho biết đã chủ động nguồn cung hàng hóa tăng từ 3 - 5 lần tại các kho hàng. Các siêu thị và nhà sản xuất cũng cam kết không tăng giá bán thời điểm này, không để đứt gãy, thiếu hàng cho người dân.

Theo ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc miền Bắc hệ thống siêu thị Vinmart, hiện VinCommerce có hơn 800 điểm bán hàng Vinmart và 51 siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống siêu thị này cũng đảm bảo hàng hoá thiết yếu tăng gấp 3 lần ngày thường, trứng và rau xanh tăng gấp 5 lần…, đảm bảo không để trống các kệ hàng.

Ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng giám đốc Công ty BRG Retail cũng cho biết, đã làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm. Trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm 13 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá như gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mì phở ăn liền, dầu ăn, gia vị, rau củ quả…

siêu thị Hà Nội
Các siêu thị và nhà sản xuất cam kết không tăng giá bán, không để đứt gãy, thiếu hàng cho người dân. (Ảnh: Internet)

Về thực phẩm tươi sống, đại diện Công ty thực phẩm C.P cho biết, hiện lượng nguyên liệu phục vụ chế biến của đơn vị này lên tới hàng ngàn tấn. Đối với các nhà máy giết mổ, nếu nhu cầu thịt lợn, gà tăng, doanh nghiệp sẽ tăng công suất giết mổ và chế biến lên gấp đôi với khối lượng gà khoảng 200 tấn/ngày, lợn khoảng 150 tấn/ngày.

Liên quan đến nguồn cung rau ăn lá cung cấp cho Hà Nội, đại diện Saigon Co.op cho rằng, hiện nay, nguồn cung khá nhiều từ Hải Dương, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh… Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, khó khăn nhất là khâu lưu thông từ địa phương này sang địa phương khác. Hiện Big C, Saigon Co.op,… đều có kho hàng ở Bắc Ninh về Hà Nội, song nếu vận chuyển hàng hóa không lưu thông nhanh cũng sẽ gây khó khăn.

Người Hà Nội không lo thiếu lương thực, thực phẩm
Chiều tối ngày 18/7, lượng lớn người dân Hà Nội đổ về các siêu thị, chợ dân sinh để mua thực phẩm. (Ảnh: mạng xã hội)

Doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa thêm giờ, cam kết đảm bảo đủ lượng hàng phục vụ người dân ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng tăng. Hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện dự trữ hàng hóa theo phương án 5 của Sở Công Thương Hà Nội trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng(15 mặt hàng thiết yếu), và lượng hàng hóa dự trữ cho chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng.

Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, cho biết tại thời điểm này Hà Nội có nguồn hàng dự trữ khá đảm bảo, nếu trong điều kiện sức mua tăng nóng trong 1 vài ngày thì khả năng cung ứng hàng hóa vẫn dồi dào. Ít nhất trong 7 - 9 ngày sau đó tiếp tục ổn định theo chuỗi cung ứng mới cho người dân. Hầu hết các hệ thống đều có sự chủ động về nguồn hàng, kho dự trữ tại tỉnh, cũng như dự trữ 3 tại hệ thống phân phối, tăng dự trữ tối đa trực tiếp tại siêu thị đảm bảo cung ứng ngay khi sức mua tăng nóng.

Người Hà Nội không lo thiếu lương thực, thực phẩm
Sức mua tăng mạnh nhưng hàng hoá vẫn đảm bảo đủ cung ứng cho người dân. (Ảnh: mạng xã hội)

Bên đó, các siêu thị cũng đã chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ người dân mua sắm cũng như phương tiện vận chuyển đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Giá cả chưa có sự biến động. Các doanh nghiệp vẫn đang nằm trong chương trình bình ổn của thành phố và chưa có dấu hiệu tăng giá.

Về lưu thông hàng, những doanh nghiệp cần cấp “luồng xanh”, đề nghị gửi Sở Công thương trình TP giao Sở GTVT làm đầu mối chậm nhất trong sáng mai, đảm bảo lưu thông liên tỉnh được nhanh nhất.

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

siêu thị Hà Nội
Kệ hàng trống trơn tại các siêu thị sau khi Hà Nội ra công điện khẩn. (Ảnh: Internet)

Nguồn: Thanh niên

Công nhân trong khu giãn cách đồng lòng chống dịch Công nhân trong khu giãn cách đồng lòng chống dịch

Đà Nẵng đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại 4 phường trên địa bàn thành phố. Trong ...

Số ca nhiễm tăng nhanh, công nhân Bình Dương cần được tiêm vắc xin để yên tâm sản xuất Số ca nhiễm tăng nhanh, công nhân Bình Dương cần được tiêm vắc xin để yên tâm sản xuất

Số ca mắc Covid -19 tại Bình Dương hiện tăng nhanh, riêng ngày 18/7 ghi nhận thêm 281 ca nhiễm trong đó có nhiều công ...

Đón người về quê hương Đón người về quê hương

Hàng loạt các địa phương đã chuẩn bị các phương án đón người dân từ TP. HCM về quê. Động thái này đáng được ghi ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm