Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?
Pháp luật

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?

Văn Quân
Tác giả: Văn Quân
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global, hiện nay tài xế công nghệ (vận chuyển Grab, giao hàng tiết kiệm...) chưa có các quyền của người lao động; có rất nhiều ý kiến về việc cần phải bảo vệ quyền lợi của đội ngũ tài xế công nghệ, bởi họ đang là một đội ngũ lực lượng lao động chiếm số lượng rất lớn trong xã hội.
NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global, mối quan hệ giữa các tài xế công nghệ và các nền tảng công nghêk này hiện nay đa phần không phải là quan hệ hợp đồng lao động, không có người sử dụng lao động và người lao động. Thay vào đó, là mối quan hệ hợp tác dựa trên các hợp đồng kinh tế mà ở đó các tài xế được gọi là “đối tác” hay “đối tác kinh tế”. Đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, việc xác lập quan hệ giữa nền tảng công nghệ với các tài xế theo hợp đồng kinh tế thay vì hợp đồng lao động là không trái pháp luật.

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?
Rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải bảo vệ quyền lợi của đội ngũ tài xế công nghệ. Ảnh: Đ.Toàn

Cũng theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, trước hết cần khẳng định khoán có thể là một hình thức trả lương trong quan hệ lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao Động hiện hành. Trong bối cảnh này, vấn đề được đề cập đến là mối quan hệ hợp tác giữa người lao động cung cấp dịch vụ vận chuyển và các nền tảng công nghệ như grab, bee, giao hàng tiết kiệm….

Bộ luật Lao động hiện hành xác định “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Mà ở đây, quan hệ giữa các nền tảng với tài xế chưa thoả mãn các yếu tố trên, các nền tảng không trực tiếp trả lương cho người lao động mà thu nhập của tài xế do khách hàng chi trả (thông quan nền tảng hoặc bên thứ ba), do đó không phải là quan hệ lao động. Vì thế, tài xế không có các quyền của người lao động, nền tảng công nghệ cũng không có các nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Hiện nay đã có rất nhiều ý kiến về việc cần phải bảo vệ quyền lợi của đội ngũ tài xế công nghệ. Họ đang là một đội ngũ lực lượng lao động chiếm số lượng rất lớn trong xã hội, rất nhiều người trong đó coi đây là một nghề, họ làm việc toàn thời gian, đây là nguồn thu nhập chính, thậm chí là nguồn thu nhập duy nhất. Nhưng họ không được đóng bảo hiểm xã hội, không tham gia bảo hiểm thất nghiệp, không có công đoàn bảo vệ quyền lợi…v.v.

Trong khi đó, nền tảng công nghệ vẫn là bên quyết định tiêu chuẩn để được “hợp tác”, áp đặt chiết khấu hay nói cách khác quyết định trực tiếp đến thu nhập và các quyền lợi của tài xế. Rõ ràng xét trên những khía cạnh như vừa nêu, mối quan hệ này có rất nhiều ‘dấu hiệu’ cho một mối quan hệ lao động. Việc không được xem là quan hệ lao động đang rất thiệt thòi cho các tài xế công nghệ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ và chính sách an sinh xã hội của nhà nước.

Trước thực tế này, Luật sư Hoàng kiến nghị: "Hiện nay, xu hướng đang ngày càng có nhiều nước quy định công nhận tài xế công nghệ là người lao động của các nền tảng công nghệ. Do đó, để giải quyết được quyền lợi của những người lao động mang danh “đối tác” tôi cho rằng các nhà lập pháp Việt Nam cần xem xét điều chỉnh các quy phạm hiện có liên quan đến quan hệ lao động nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh hoặc thay đổi để phù hợp với thực tiễn các mối quan hệ trong bối cảnh công nghệ và đời sống xã hội đang có sự phát triển nhanh chóng. Hoặc có thể xây dựng hệ thống văn bản quy phạm riêng biệt để điều chỉnh mối quan hệ giữa các “đối tác” với các nền tảng công nghệ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các “đối tác” ngay cả khi mối quan hệ này không được xác định là mối quan hệ lao động".

Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global

Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào? Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào?
Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì? Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?
Cách tính lương hưu theo Luật BHXH (sửa đổi): Chi tiết theo thời gian tham gia Cách tính lương hưu theo Luật BHXH (sửa đổi): Chi tiết theo thời gian tham gia

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.

Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Nhiều giáo viên tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng băn khoăn vì cùng một địa bàn nhưng mỗi trường thực hiện chính sách theo Nghị định 76 lại khác nhau.

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.

Tin tức khác

Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Thông tư số 15/2024/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) ban hành cho biết 10 văn bản quy phạm pháp luật về lao động, tiền lương sẽ bị bãi bỏ từ ngày 15/2/2025.

Từ hôm nay (1/2/2025), Luật Điện lực chính thức có hiệu lực

Luật Điện lực có hiệu lực thi hành từ 1/2/2025, với 9 chương, 81 điều.

Vụ shipper tử vong ở Đà Nẵng: Tiếng lòng từ những "người vận chuyển"

375.000 đồng - giá của một đơn hàng online và cũng là cái giá phải trả bằng mạng sống của một shipper tại Đà Nẵng. Vụ việc thương tâm đã phơi bày những góc khuất, những nỗi niềm khó nói của những người lao động trong thế giới những "người vận chuyển".

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động nghỉ chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ thai sản không được tính là thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.
Xem thêm