Nhịp cầu việc làm

Người cao tuổi mong mỏi cơ hội tham gia thị trường lao động

MINH ANH
Tác giả: MINH ANH
Việc người cao tuổi tham gia lao động bằng những công việc phù hợp vừa đem lại niềm vui, sức khỏe và đóng góp vào cho xã hội.

Người cao tuổi mong mỏi cơ hội việc làm

Bà Quách Thị Dung - Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan truyền thống (xóm Bui - xã Nhân Nghĩa - huyện Lạc Sơn - tỉnh Hòa Bình) hiện đã ngoài 60 tuổi quyết tâm khôi phục nghề truyền thống của địa phương và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều chị em phụ nữ.

Bà Dung chia sẻ, những thành viên trong Hợp tác xã của cô phần lớn đều là người cao tuổi. Thế hệ bà Dung cũng như những thành viên khác bản thân vẫn muốn cống hiến nhưng không thể đi làm xa được vì công việc, cơ hội việc làm không có nhiều do các công ty không có nhu cầu tuyển dụng.

Với ý nghĩ thôi thúc đó, bà Dung cố gắng tìm hướng đi, công việc để các chị em có thêm thu nhập, không phải phụ thuộc, bà cố gắng tìm tòi, học hỏi các mẫu mã về nghề mây tre đan, điểm tiêu thụ mạnh.

Người cao tuổi tham gia thị trường lao động
Bà Quách Thị Dung (áo vàng) - Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan xóm Bui trăn trở vấn đề việc làm cho người cao tuổi tại địa phương. Ảnh: NVCC

Bà Dung từng đi khắp nơi để tìm mối hàng và đàm phán, thuyết phục họ đưa đơn hàng về với chị em xóm Bui. Mỗi mẫu hàng mới về, bà lại kỳ công truyền đạt dạy lại cho chị em cùng làm.

Bà Quách Thị Lan cũng là một trong những thành viên đang làm tại Hợp tác xã Mây tre đan của bà Dung. Sau khi về hưu, bà vẫn còn sức khỏe và con cái cũng đã lớn, ổn định gia đình, nên bà luôn có mong mỏi cùng mọi người tiếp tục được làm việc.

"Công việc này phù hợp với người cao tuổi cũng bởi nó giúp họ vừa có thêm thu nhập, lại có sự giao lưu, trò chuyện giúp người cao tuổi vơi đi nỗi buồn, hơn nữa, thời gian cũng thoải mái và chủ động", bà Lan cười.

Số người cao tuổi được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm rất ít

Theo thông tin tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người cao tuổi do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, phối hợp Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 9 vừa qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới.

Dự báo, đến năm 2038, nhóm cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 20% dân số. Đến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương với các nước có dân số già nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Người cao tuổi mong mỏi cơ hội tham gia thị trường lao động
TS.Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội cho rằng, hiện số người cao tuổi được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm rất ít. Ảnh: ITN

TS.Trương Anh Dũng - Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, hiện số người cao tuổi được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm rất ít. Các chính sách hiện nay tập trung chủ yếu vào việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, không có quy định cụ thể về các chính sách hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ việc làm.

Số liệu trong báo cáo của Diễn đàn sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi năm 2020, phần lớn người cao tuổi nước ta có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định hoặc không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con cháu. Tỉ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo cao (khoảng hơn 20%).

Khoảng 70% người cao tuổi ở Việt Nam sống tại khu vực nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp; trên 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp.

Cần thay đổi quan niệm

Ông Phan Văn Hùng - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho biết, hiện cả nước có hơn 220.000 người cao tuổi làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhiều người cao tuổi đã và đang khởi nghiệp thành công, khẳng định vị trí, vai trò của mình.

Tuy nhiên, do chưa có các chính sách hướng dẫn cụ thể, nên quá trình khởi nghiệp của người cao tuổi gặp nhiều khó khăn về đất đai, trụ sở, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, về kiến thức, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, về tiêu thụ sản phẩm, về quản lý rủi ro, về chính sách thuế...

Liên quan đến dạy nghề cho người cao tuổi, ông Hùng cho rằng, xã hội có quan niệm người cao tuổi cần được nghỉ ngơi, không phải là đối tượng áp dụng chế độ đào tạo nghề. Đây cũng chính là lý do mà Nhà nước không có những quy định riêng về chính sách, chế độ đào tạo nghề cho người lao động cao tuổi, mặc dù họ cũng là người lao động đặc thù trong xã hội.

Người cao tuổi mong mỏi cơ hội tham gia thị trường lao động
Ông Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho rằng cần thay đồi quan niệm về việc người cao tuổi tham gia lao động. Ảnh: ITN

"Cần thay đổi nhận thức về việc người cao tuổi tham gia lao động, để tạo điều kiện cho họ tham gia thị trường lao động vừa đem lại niềm vui, sức khỏe và đóng góp vào cho xã hội; thay đổi nhận thức của xã hội về việc người cao tuổi có thể tham gia vào thị trường lao động ở những công việc phù hợp với thể trạng và sức khỏe", ông Phan Văn Hùng nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cũng kiến nghị xây dựng chương trình, dự án đào tạo hỗ trợ về chuyển đổi nghề hoặc nâng cao năng lực cho lao động cao tuổi; Triển khai các mô hình đào tạo tại chỗ, bảo đảm các lao động có đủ khả năng và nhu cầu được tham gia đào tạo nghề.

Nghiên cứu, xây dựng các chương trình đào tạo “đặc thù” phù hợp với điều kiện, khả năng tiếp thu của từng nhóm lao động cao tuổi; Tổ chức đào tạo kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính, các phần mềm ứng dụng trong các nhóm nghề đặc thù để người cao tuổi có thể tìm và đảm nhiệm đươc công việc trong bối cảnh chuyển đổi số...

Đồng thời, hỗ trợ lao động cao tuổi phát triển kinh tế hộ gia đình, khởi nghiệp sản xuất- kinh doanh tự tạo việc làm cho bản thân và những người cao tuổi khác; Có cơ chế thẩm định và cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án có khả năng tạo việc làm cho người cao tuổi.

Người cao tuổi mong mỏi cơ hội tham gia thị trường lao động
Lao động thử việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Lao động thử việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Người lao động trong thời gian thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề được nhiều lao động quan tâm.

Phấn đấu đến 2025, khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH Phấn đấu đến 2025, khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 30/5/2023 của Tỉnh ủy Quảng Nam ...

Đại hội Công đoàn TP. HCM: Đổi mới, sáng tạo, vì người lao động Đại hội Công đoàn TP. HCM: Đổi mới, sáng tạo, vì người lao động

Ngày 23/9, tại Hội trường TP. HCM, Đại hội Công đoàn TP. HCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023-2028 chính thức khai mạc. Dự Đại ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm