![]() |
Người lao động cần có kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn khi làm việc dưới hầm kín. |
Ngày 10/9/2019, 3 công nhân xây dựng khi xuống tầng hầm của một khách sạn đang xây dựng trên đường Hồ Xuân Hương (phường Trung Sơn, TP. Sầm Sơn, Thanh Hóa) để tháo dỡ cốp pha thì bị ngạt khí khiến 2 người tử vong tại chỗ, 1 người chết trong quá trình cấp cứu tại bệnh viện.
Trước đó, ngày 29/1/2019, tại thôn Thanh Tây (Đông Lâm, Tiền Hải, Thái Bình) cũng xảy ra vụ việc thương tâm khi 3 nam công nhân bị ngạt khí gas trong hầm kín, tử vong tại chỗ.
Mới đây nhất, ngày 22/10, tại ngõ 172 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội, một thanh niên cũng bị tai nạn chết người trong quá trình thau dọn bể ngầm chứa nước của gia đình…
Hiện nay, với nhu cầu chứa, đựng, nhiều không gian tại các phương tiện tàu, thuyền, chung cư, khuôn viên hộ gia đình thường được thiết kế thành các hầm kín. Không gian này tuy tiện dụng nhưng lại là nơi tồn tại các nguồn khí như gas, hơi hydrocacbon; các chất độc như benzen, hydro sulfua; do thiếu oxy… vì thế tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và gây nguy hiểm cho con người trong quá trình tiếp xúc.
BS. Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, các giếng sâu hoặc hầm chứa trên boong tàu, thuyền, sà lan... lâu ngày không sử dụng thường tích tụ nhiều loại khí độc. Ở những nơi này, khí độc thường nặng hơn oxy nên chìm phía dưới, còn nồng độ oxy rất thấp, chỉ 10 - 12%, trong khi nồng độ CO2 lại rất cao. Đặc biệt, ở các hệ thống cống sâu, hầm xử lý nước thải chất độc càng nhiều.
Nghiên cứu về môi trường làm việc trong không gian kín chỉ rõ: Nếu hít phải không khí mà nồng độ oxy giảm xuống dưới 16% thì các cơ quan của cơ thể sẽ bị thiếu oxy, mạch đập và hô hấp trở lên nhanh hơn, xuất hiện triệu chứng nôn, đau đầu. Nếu nồng độ oxy giảm xuống dưới 10% thì nhịp tim sẽ giảm cùng với chứng mất ý thức, co giật, tăng huyết áp và dẫn tới chết vì ngạt thở.
Các chuyên gia về an toàn lao động cảnh báo: khi phải làm việc trong không gian kín, người lao động bắt buộc phải thực hiện việc thăm dò thử nghiệm không khí trước khi đi vào không gian kín bằng các máy đo khí đảm bảo tiêu chuẩn, có thiết bị phát hiện khí gas; trang bị các thiết bị bảo vệ hô hấp (thiết bị thở có sẵn bình nén khí, thiết bị thở có ống dẫn không khí, mặt nạ có hộp lọc khí, mặt nạ có ống khí); sẵn sàng các bình dưỡng khí (SCBA) dự phòng, dây thừng, cáng cứu thương và các trang thiết bị cấp cứu, hỗ trợ.
Trong trường hợp không có các thiết bị hỗ trợ nêu trên, người dân có thể sử dụng biện pháp dân gian dùng con vật sống như chuột hoặc gà buộc vào dây thả xuống bể, đợi 5-10 phút sau đó kéo lên. Nếu con vật bình thường thì lúc đó người xuống hầm sẽ an toàn. Tuy nhiên, người xuống hầm kín bắt buộc phải buộc dây bảo hiểm và có người ở trên theo dõi thường trực kéo lên khi gặp sự cố, nếu thấy mùi khí lạ, khó thở phải lên ngay.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
