Kinh tế - Xã hội

Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2023

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở; Chế độ BHXH, hỗ trợ đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty Nhà nước... là hai trong số những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2023.

Điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở

Theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, từ ngày 1/1/2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.

Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2023
Từ ngày 1/1/2023, chính sách mới thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở - Ảnh minh hoạ: Giang Nam

Thay thế nội dung 186 chỉ tiêu tại Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia

Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

So với Nghị định 97/2016/NĐ-CP, Nghị định số 94/2022/NĐ-CP có những điểm mới như sau:

Thay thế nội dung của 186 chỉ tiêu quy định tại Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê 2015 bằng Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê 2021.

Nghị định 94/2022/NĐ-CP cũng bổ sung quy trình biên soạn GDP, GRDP và làm rõ các bước trong quy trình.

Chính sách với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ

Có hiệu lực từ 15/1/2023, Nghị định 97/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm: công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty độc lập) khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp.

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.

5. Giải thể, phá sản.

Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồi thường nhà nước, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Tư pháp có 25 đơn vị.

4 trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản

Nghị định số 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực từ 15/1/2023. Trong đó, Nghị định quy định rõ 4 trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản (biện pháp bảo đảm). 4 trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm gồm:

1- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;

2- Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;

3- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;

4- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm 1, 2 và 3 trên.

Từ 1/1/2023, cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước có 25 đơn vị

Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Về cơ cấu tổ chức, Ngân hàng Nhà nước có 25 đơn vị.

Bỏ quy định nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Nghị định số 104/2022/NĐ-CP bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực như: việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi…

Thay vào đó, khi thực hiện các thủ tục trên, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Từ 15/1/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 28 đơn vị

Ngày 22/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 28 đơn vị.

Cơ cấu tổ chức mới của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Theo Nghị định 106/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì cơ quan này thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 38 đơn vị. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.

Cơ cấu tổ chức mới của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Theo Nghị định 108/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thì cơ quan này thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tư vấn về chính sách phát triển trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo nhân lực có trình độ cao về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 38 đơn vị. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.

Chính sách lao động - tiền lương có hiệu lực từ tháng 7/2022 Chính sách lao động - tiền lương có hiệu lực từ tháng 7/2022

Nhiều chính sách về lao động - tiền lương bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2022.

5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022 đối với viên chức, tiền lương 5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022 đối với viên chức, tiền lương

Thay đổi hệ số lương một số chức danh; xếp lương viên chức là diễn viên; bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ...

Những chính sách lao động, tiền lương, BHXH có hiệu lực từ tháng 1/2023 Những chính sách lao động, tiền lương, BHXH có hiệu lực từ tháng 1/2023

Từ tháng 1/2023, hàng loạt chính sách mới về lao động - tiền lương, BHXH, phụ cấp với cán bộ, công chức, viên chức, người ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm