Công đoàn

Một giáo viên đầy nghị lực, vượt lên số phận

Thanh Nga - Nguyễn Linh
Cô giáo Phan Thị Thanh Tâm là một người đầy nghị lực, vượt khó vươn lên trở thành một giáo viên giỏi về nghề, thiện về tâm.
Công đoàn là gia đình, cán bộ công đoàn là người thân Công đoàn Hà Tĩnh đưa Tết Trung thu đến với con đoàn viên, người lao động Cảm ơn Công đoàn Hà Tĩnh! Cảm ơn tấm lòng của đoàn viên, người lao động!
Cô giáo Phan Thị Thanh Tâm – một con người đầy nghị lực, ý chí vượt lên số phận
Cô giáo Phan Thị Thanh Tâm dạy học ở Trường Mầm non Quang Diệm.

William A.Warrd đã từng nói rằng: “Người thầy vĩ đại phải biết cách truyền cảm hứng”, với chúng tôi, cô giáo Phan Thị Thanh Tâm là một người đầy nghị lực, ý chí vượt khó vươn lên để trở thành một giáo viên giỏi về nghề, thiện về tâm. Cô cũng chính là người truyền cảm hứng để chúng tôi viết tiếp những trang truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

Cô Tâm sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là công nhân ở thôn 3, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cô được bố mẹ cho ăn học và tốt nghiệp THPT vào năm 1982. Tuổi trẻ năng nổ, nhiệt tình, cô tham gia sôi nổi các hoạt động của Đoàn xã Sơn Diệm và từng 2 năm làm Bí thư Đoàn xã. Sau đó, cô quyết định theo học hệ trung cấp sư phạm mầm non.

Mọi thứ không may mắn với người con gái hiền lành, giản dị như cô. Khi đang ở độ tuổi thanh xuân đẹp nhất, cô đã bị mắc bệnh vẹo cột sống. Bệnh tật đã dày vò, làm biến dạng một thân hình vốn khỏe mạnh, hoạt bát, cướp đi thanh xuân tươi đẹp của cô.

Không dừng lại ở đó, từ năm 2011, sức khỏe của cô Tâm cũng yếu dần do bị bệnh tim và phải thường xuyên thuốc thang, chữa trị. Vì lí do sức khỏe, cô lập gia đình muộn so với bạn bè cùng trang lứa, 35 tuổi cô lấy chồng và sinh được 2 người con. Cơ thể vốn đã yếu, cộng với hai lần sinh mổ khiến sức khỏe của cô ngày một "xuống dốc".

Gánh nặng gia đình lại tiếp tục đè nặng lên đôi vai gầy yếu của cô. Chồng cô làm nghề tự do, lại hay ốm đau, bệnh tật, công việc không ổn định. Hai vợ chồng ở trong ngôi nhà dột nát, tạm bợ. Cuộc sống khó khăn, nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi ngoài biên chế của cô.

Thế nhưng bản thân cô Tâm không hề mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh, ngoại hình, sức khỏe của mình, cô vẫn luôn lạc quan, yêu đời, làm việc trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ.

Sức khỏe không tốt nhưng không vì điều đó làm chùn ý chí phấn đấu vươn lên của cô. Từ năm 2001 – 2003, cô liên tục đạt danh diệu giáo viên giỏi cấp huyện và nhiều năm liền đạt giáo viên giỏi cấp trường. Có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của cá nhân cô còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Công đoàn nhà trường, LĐLĐ huyện, LĐLĐ tỉnh.

Một giáo viên đầy nghị lực, vượt lên số phận
Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường luôn quan tâm, thăm hỏi, hỗ trợ cô Tâm.

Nhiều lần cô Tâm nghẹn ngào chia sẻ: “Tôi chẳng biết nói gì hơn chỉ biết nói lời cảm ơn đến tất cả sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, của Công đoàn, của tập thể giáo viên. Những tình cảm mọi người dành cho tôi khiến tôi cảm động và trân quý”.

Chia sẻ với hoàn cảnh của cô, Ban Giám hiệu nhà trường, Công đoàn nhà trường cùng các đoàn viên trong trường thường xuyên đến động viên, thăm hỏi lúc cô ốm đau, sinh nở. Đồng thời, gia đình cô cũng nhiều lần đón nhận những món quà ý nghĩa của LĐLĐ huyện, LĐLĐ tỉnh trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về hay các ngày lễ lớn.

Đặc biệt, tháng 6 năm 2016, ngôi nhà tạm bợ, dột nát của gia đình cô Tâm đã được thay bằng ngôi nhà xây kiên cố nhờ một phần hỗ trợ từ Quỹ “Mái ấm Công đoàn”. Được LĐLĐ tỉnh xét duyệt hỗ trợ 40 triệu đồng xây nhà, được LĐLĐ huyện, công đoàn nhà trường và tập thể giáo viên trong trường hỗ trợ, giúp đỡ, cô vui mừng, nghẹn ngào.

Cô Tâm trải lòng: “Tôi cảm thấy cuộc đời còn rất nhiều may mắn. Tháng 10 năm 2010, tôi được vào biên chế, tháng 6 năm 2016 tôi được ở trong ngôi nhà mới, đây là những dấu mốc không thể nào quên trong cuộc đời. Tôi cảm ơn nhà trường, cảm ơn Công đoàn, cảm ơn tất cả đồng nghiệp đã thấu hiểu, yêu thương và giúp đỡ.Tôi sẽ cố gắng vượt lên bệnh tật và phấn đấu cùng tập thể nhà trường”.

Cô giáo Phan Thị Thanh Tâm – một con người đầy nghị lực, ý chí vượt lên số phận
Gia đình cô Tâm được LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ xây nhà Mái ấm Công đoàn.

Là đồng nghiệp của cô giáo Tâm, các giáo viên trong trường không thể kìm lòng trước những cơn đau vì bệnh tật của cô. Có những giờ lên lớp đang say sưa trò chuyện với trẻ thì đột nhiên những cơn đau co thắt xuất hiện làm khuôn mặt cô tím tái. Cô lại gồng mình vượt qua nỗi đau và tiếp tục công việc của mình.

Cô giáo Phan Thị Thanh Tâm là tấm gương sáng về ý chí, nghị lực vươn lên trước khó khăn, nghịch cảnh. Những nghĩa cử thấm đẫm tình người của Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường đã nuôi dưỡng, bồi đắp và lan tỏa tấm lòng tương thân tương ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong tập thể. Để từ đó, nhà trường là mái ấm bình yên, gắn kết mọi người trong những năm tháng qua.

Cô giáo Phan Thị Thanh Tâm – một con người đầy nghị lực, ý chí vượt lên số phận
Cô Tâm là tấm gương về nghị lực vươn lên, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh.
Học online: Nhiều phàn nàn nhưng không thể khác Học online: Nhiều phàn nàn nhưng không thể khác

Thầy giáo miệt thị học sinh; học sinh rủ thầy “solo” (đánh nhau tay đôi), đang học có những hình ảnh phản cảm phát trong ...

NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được hỗ trợ cao nhất 3,3 triệu đồng từ gói 30.000 tỉ đồng NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được hỗ trợ cao nhất 3,3 triệu đồng từ gói 30.000 tỉ đồng

Theo Nghị quyết Chính phủ vừa ban hành, NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên được hỗ ...

"Công đoàn là nơi mà tôi đã nhận được nhiều tình yêu thương"

Cô giáo Lê Thị Sũy là 1 đoàn viên tiêu biểu của Trường Mầm non Phước Hiệp. Cô đã có 15 năm công tác tại ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm