Kinh tế - Xã hội

Luật Đất đai sửa đổi cần tạo điều kiện để người lao động tiếp cận nhà ở xã hội

QUANG ANH
Tác giả: QUANG ANH
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) hiện được xây dựng với bố cục gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều, sửa đổi, bổ sung 184 điều, bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều. Có một số hạn chế trong việc phát triển nhà ở xã hội khiến người lao động khó tiếp cận.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một đạo luật quan trọng, liên quan đến nhiều vấn đề nóng, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác. Luật cần đảm bảo được hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, tư liệu sản xuất cơ bản, là không gian phát triển và là nguồn lực to lớn của đất nước. Trong thời gian qua, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế -x ã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Trong thời gian qua, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Ảnh: Báo Chính Phủ.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi hành Luật đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững; việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; suy thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng; …

Do đó, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều.

Dự thảo Luật đã quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; hoàn thiện các quy định về các quyền của người sử dụng đất; bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

Quản lý định giá đất để người lao động tiếp cận các dự án nhà ở xã hội

Tại phiên thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, trước đây, đất không qua đấu thầu, đấu giá, chủ yếu là giao đất và định giá theo khung, theo bảng… là bất cập lớn. Việc tính toán thu thuế trên hợp đồng làm cho người dân không bao giờ khai thật giá trị mua bán thật. Vì vậy, phương pháp được lựa chọn là phương pháp định giá theo "vùng giá trị, xác định thửa đất chuẩn".

Theo Bộ trưởng, phương pháp mới nhất là phương pháp định giá theo vùng giá trị, xác định các thửa đất chuẩn mà thế giới đã làm khi có bản đồ về địa chính số và thiết lập được mạng lưới, thu được thông tin về giá đất hàng ngày và chuẩn.

Một trong những quy định đáng chú ý của Luật Đất đai (sửa đổi) là cụ thể hóa nguyên tắc “có chỗ ở, thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, thông qua quy định tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, địa điểm tái định cư theo thứ tự ưu tiên pháp định giá đất. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về đất đai phải được cập nhật và công khai, có sự minh bạch về thông tin.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, cho rằng, việc thực hiện công tác này vẫn còn một số tồn tại, khó khăn do quy định pháp luật còn vướng mắc đặc biệt là Luật Nhà ở và Luật khác có liên quan đến trình tự thủ tục đầu tư, giá nhà ở xã hội, chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư, quy định nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% cho thuê. Đây là những hạn chế trong phát triển nhà ở xã hội. Việc bố trí nguồn vốn xây nhà xã hội cũng gặp khó khăn, mới đáp ứng được 35% yêu cầu.

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu trước Quốc hội
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu trước Quốc hội.

Luật đất đai sửa đổi lần này, Dự thảo đã dành riêng Mục 3 Chương VI (từ Điều 103 đến Điều 112) để quy định về nhà lưu trú công nhân. Điều 106 Dự thảo Luật Nhà ở, nhà lưu trú công nhân được UBND cấp tỉnh bố trí “trong phần diện tích đất thương mại dịch vụ của khu công nghiệp”. Ngoài nhà lưu trú thì diện tích này còn để xây dựng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ người lao động. Đặc biệt nhà ở công nhân là nhu cầu bức thiết hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn nước ta vừa tái hòa nhập kinh tế thế giới sau dại dịch Covid – 19.

Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi quy định nhiệm vụ dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội thuộc về chính quyền địa phương (UBND cấp tỉnh), thay vì lệ thuộc vào quỹ đất 20% trong các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại (đẩy trách nhiệm cho chủ đầu tư). Với quỹ đất đã chủ động bố trí ấy, UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn nhà đầu tư triển khai thực hiện để cung cấp quỹ nhà ở cho người dân.

Việc sửa đổi, bổ sung Dự thảo Luật Nhà ở, “xương sống” của vấn đề lần này cần xem xét thấu đáo góp ý của các chuyên gia, nhằm tạo ra hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tiễn. Các chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lao động đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, đảm bảo hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Theo luật hiện hành, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội, giống như với nhà ở thương mại thông thường (Điều 55 Luật Đất đai năm 2013) nhưng chủ đầu tư được miễn 100% tiền sử dụng đất (Điều 110 Luật Đất đai năm 2013, Điều 58 Luật Nhà ở năm 2014).

Phòng trọ 10m2 và 750 triệu m2 đất bỏ hoang Phòng trọ 10m2 và 750 triệu m2 đất bỏ hoang

Hoàng, một công nhân ở vùng ven TPHCM đang cùng vợ và hai con nhỏ chen chúc trong phòng trọ hơn 10m2. Gia đình anh ...

Bộ Xây dựng yêu cầu bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở công nhân Bộ Xây dựng yêu cầu bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở công nhân

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã ...

Bộ Xây dựng: Sắp có thêm 454.000 căn nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động Bộ Xây dựng: Sắp có thêm 454.000 căn nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động

Báo cáo Quốc hội trước phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 31/10, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm