![]() |
Nhiều fanpage xuất hiện dưới dạng cảnh báo lừa đảo, nhưng thực chất là đi bôi xấu người khác. |
Mạng xã hội có thể trở thành công cụ để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu người khác hay gièm pha, làm mất uy tín của cá nhân, doanh nghiệp đối thủ… một cách vô tư, thoải mái trong thời gian qua.
Tuy nhiên, mọi hành vi hành vi “nói xấu”, bêu rếu người khác trên trang mạng xã hội mà những thông tin này là bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác là vi phạm pháp luật và pháp luật nước ta có đủ các chế tài để xử lý đối với người có hành vi nêu trên.
Ví dụ như trường hợp của bạn Thu Quỳnh ( Nghệ An ) do xảy ra mâu thuẫn về vấn đề tiền bạc với một người bạn trong chuyện làm ăn chung. Vì không hài lòng với việc phân chia tài sản, người bạn này doạ sẽ lập fanpage trên facebook và chạy quảng cáo đến những người ở Nghệ An để Quỳnh "hết đường về nhà". Sợ mang tiếng xấu, Quỳnh đành phải nhượng bộ.
Việc chạy bài trên Facebook để bêu xấu người khác không còn là hiếm. Hệ thống quảng cáo của mạng xã hội này giờ đây không chỉ là nơi các doanh nghiệp quảng bá, thu hút khách hàng tiềm năng nữa, mà còn bị lợi dụng làm công cụ đe dọa và bôi xấu người khác.
Theo anh Thành Trung, một chuyên gia về quảng cáo trên Facebook, mạng xã hội này có quy định cấm các hành vi bêu xấu người khác. Tuy nhiên, cơ chế kiểm duyệt những quảng cáo dạng này chưa chặt chẽ, dễ bị "qua mặt" nếu người khởi tạo khéo léo xây dựng nội dung.
"Một khi vượt được cơ chế kiểm duyệt của facebook, việc bôi nhọ người khác sẽ cực kỳ kinh khủng bởi chi phí bỏ ra có thể rất thấp, nhưng lại lan truyền vô cùng mạnh", anh Trung chia sẻ.
Trong trường hợp của Thu Quỳnh, anh Trung cho biết chỉ cần nắm được địa chỉ nhà ở quê của cô, người bạn kia có thể tạo một fanpage với nội dung bôi nhọ và nhắm quảng cáo tiếp cận đến bán kính 3km quanh nhà.
Với chỉ số CPM (giá tiền trên 1.000 lượt hiển thị) khoảng 30.000 - 40.000 đồng, nên người bạn kia chỉ cần bỏ ra khoảng vài trăm nghìn đồng là có thể tiếp cận hết cả làng của Quỳnh. Chưa kể, những thông tin dạng "bóc phốt" thường có tính lan truyền cao, mọi người thường tự chia sẻ và bàn luận. Đến lúc đó, hậu quả sẽ không thể kiểm soát được nữa.
Mạng xã hội của Mark Zuckerberg bị đánh giá là yếu kém trong việc kiểm duyệt nội dung bôi xấu người khác hoặc phân biệt chủng tộc. Cuối năm 2018, facebook bị phát hiện thuê một đơn vị truyền thông để làm chiến dịch bôi nhọ các chính trị gia "anti-facebook". Trước đó, mạng xã hội này cũng nhiều lần bị tố cáo là dung túng cho các nội dung bêu xấu cá nhân và tổ chức.
Theo anh Thành Trung, nếu gặp các nội dung như vậy, người dùng có thể dùng tính năng "Report" để được xử lý, đồng thời báo cho các cơ quan chức năng để được hỗ trợ.
Theo khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
![]() Mạng xã hội dành cho giới trẻ của Việt Nam mang tên Gapo mới xuất hiện khiến cho nhiều cư dân mạng xôn xao và ... |
![]() Luật An ninh mạng là sự bảo đảm cho hoạt động trên không gian mạng không phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, ... |
![]() Mạng xã hội (MXH) là một ứng dụng kết nối mọi người thông qua internet. Ở đó, mọi người có thể chia sẻ thông tin, ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
