![]() |
Cửa sổ nhà ông Lê Xuân Hồng mở trên phần đất của lối đi chung đã bị người hàng xóm xây gạch bịt kín - Ảnh: M.K |
Mòn mỏi chờ đợi tòa giải quyết
Như Cuộc sống an toàn đã thông tin, đầu năm 2018 ông Lê Xuân Hồng (địa chỉ số 3, ngách 4, ngõ 5, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) sau khi biết phần đất của lối đi chung đã được UBND quận Cầu Giấy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho nhà hàng xóm (số 1, ngách 4, ngõ 5, đường Hoàng Quốc Việt, HN), ông đã gửi đơn khiếu nại tới UBND phường Nghĩa Đô, UBND quận Cầu Giấy, đồng thời nhiều lần gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân TP Hà Nội yêu cầu tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.
Mặc dù Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã có thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính sơ thẩm nhưng cho đến thời điểm này sự việc vẫn "im ắng".
Ông Lê Xuân Hồng cho biết: "Gia đình tôi ngày đêm mong chờ, tin tưởng vào sự công bằng và minh bạch của pháp luật theo đúng chủ trương của Đảng là xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính và vì dân. Cả đời tôi làm nghiên cứu khoa học, đến khi về hưu tưởng được nghỉ ngơi an nhàn thì việc này khiến tôi trăn trở rất nhiều. Họ trắng trợn biến phần đất đi chung từ hơn 40 năm nay thành sở hữu riêng, dựng cửa sắt đóng kín và xây gạch lấp toàn bộ cửa sổ nhà tôi. Bây giờ hai vợ chồng luôn phải sống trong tâm trạng bất an, lo lắng".
![]() |
Lối đi chung sau hơn 40 năm đã bị người hàng xóm bịt kín khiến ông Lê Xuân Hồng rất bức xúc |
Theo đó, vào năm 1980 ông Lê Xuân Hồng mua mảnh đất có địa chỉ như hiện nay. Về lịch sử mảnh đất này và mảnh đất nhà số 1 ban đầu cùng nằm trên một thửa đất thuộc sở hữu của gia đình cụ Tâm. Cụ này chia đôi thửa đất cho hai người con gái là bà Sửu và bà Được. Sau đó, gia đình bà Sửu bán cho ông Phong mảnh đất có địa chỉ số 3 nằm ở phía ngoài, còn mảnh đất bên trong (số 1) thì thuộc sở hữu của gia đình con gái bà Được.
Theo giấy tờ chuyển nhượng giữa anh Phong và bà Sửu, anh Phong đồng ý để lại phần đất rộng 0,8m, dài 5m làm lối đi chung với gia đình con gái bà Được vì lúc này cả hai nhà đều quay mặt về hướng Nam.
Khi ông Lê Xuân Hồng mua lại mảnh đất của anh Phong, ông vẫn thực hiện đúng cam kết là để lại lối đi chung rộng 0,8m, dù sau này có xây lại nhà và chuyển hướng nhà. Trong khi đó, mảnh đất nhà hàng xóm đã qua nhiều chủ sở hữu. Chủ sở hữu hiện tại là ông Đỗ Việt Hồng, người đã có hành động xây bịt kín lối đi chung và cửa sổ nhà ông Lê Xuân Hồng.
Ông Hoàng Văn Lưu, nguyên Tổ phó tổ dân phố cho biết: "Tôi là người gốc ở đây, sinh ra lớn lên ở đây, ghi nhận từ xưa đến nay cái phần đất ấy là lối đi chung. Ngày xưa 2 nhà đều đi lối ấy, đến khi chuyển hướng nhà thì ông Lê Xuân Hồng cũng mở cửa sổ ra hướng ấy. Bản thân tôi cũng bức xúc, mong muốn luật pháp phải nghiêm minh, xử theo đúng luật, trả lại công bằng cho người dân một cách trong sạch".
Câu trả lời của UBND phường Nghĩa Đô và UBND quận Cầu Giấy
Trong quá trình tìm hiểu sự việc, phóng viên Cuộc sống an toàn đã nhiều lần liên hệ làm việc với UBND phường Nghĩa Đô. Sau nhiều lần khất hẹn, chiều ngày 7/11/2019, phóng viên cũng gặp được đồng chí Giang, cán bộ địa chính phường. Trong buổi làm việc kéo dài... 10 phút, đồng chí Giang đưa cho phóng viên 2 tờ giấy photocopy khổ A4, không có dấu và xác nhận, nói: "Đây là bản đồ địa chính năm 1987 và 1994, trên bản đồ có thể hiện phần đất của 2 nhà đang tranh chấp".
![]() |
Hai tờ giấy photocopy đen nhòe được giới thiệu là bản đồ địa chính năm 1987 và 1994 do cán bộ địa chính phường Nghĩa Đô cung cấp cho phóng viên |
Khi phóng viên đặt câu hỏi về hồ sơ gốc quyền sở hữu đất của mảnh đất có địa chỉ số 1, ngách 4, ngõ 5, đường Hoàng Quốc Việt, HN (hàng xóm ông Lê Xuân Hồng) vào thời điểm năm 1994, anh này trả lời: "Bên tôi không có. Nói thật với anh từ thời điểm 2004, 2005 trở về trước, tất cả hồ sơ gốc ở chỗ tôi hiện không tìm thấy".
Cũng trong chiều 7/11/2019, phóng viên Cuộc sống an toàn liên hệ làm việc, xác minh thông tin tại UBND quận Cầu Giấy. Tuy nhiên đã hơn 2 tuần trôi qua vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
