![]() |
Hiện trường vụ tai nạn lao động do sập giàn giáo tối ngày 8/8 tại Hải Phòng. |
Nhiều vụ sập giàn giáo gây thương vong từ đầu năm 2019
Vụ việc mới nhất xảy ra ngày 8/8 tại công trình thi công cây xăng của Công ty cổ phần thương mại Minh Tân trên địa bàn thôn 5, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Khi các công nhân đang triển khai đổ mái bê tông, giàn giáo thi công công trình bất ngờ đổ sập khiến 7 người bị thương và 1 người thiệt mạng.
Trước đó, trưa mùng 10/6, tại công trình thi công xây dựng nhà dân tại đường Chu Văn An (phường Phù Đổng, Tp.Pleiku) một bộ giàn giáo xây dựng cũng bất ngờ sập xuống làm 1 công nhân tử vong và 1 người bị thương nặng.
Chiều 12/4, tại công trình xây dựng Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư xảy ra sự cố sập giàn giáo khiến 8 công nhân bị thương
Ngày 21/1, tại phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, giàn giáo cũng bất ngờ sập đổ làm 3 công nhân thiệt mạng.
Kể từ năm 2018 trở về trước, nhiều vụ sập giàn giáo xây dựng trong quá trình thi công, cũng đã được ghi nhận. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng hằng năm luôn đứng đầu về số vụ và số người chết. Năm 2018, cả nước xảy ra 972 vụ tai nạn lao động chết người thì số vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 15% (chiếm tỷ lệ cao nhất). Hiện chưa có một con số thống kê chính xác về số vụ tai nạn lao động do sập giàn giáo hằng năm nhưng chỉ bằng công cụ tìm kiếm Google, chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt vụ tai nạn lao động tương tự như trên.
Ai chịu trách nhiệm?
Điều khó hiểu là, sau rất nhiều vụ việc tai nạn nghiêm trọng gây tổn thất về người xảy ra, vấn đề chất lượng giàn giáo vẫn không được giải quyết triệt để. Những người quan tâm thắc mắc, mấu chốt nằm ở đâu? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa chặt chẽ? Kiểm tra giám sát chưa thường xuyên? Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh? Hay tuyên truyền chưa hiệu quả?....
Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực an toàn lao động cần nghiêm túc tư duy vào vấn đề này nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xảy ra những vụ tai nạn lao động tương tự tiếp theo.
Bao nhiêu giàn giáo vẫn đang hoạt động ngoài kia, trên các công trường xây dựng ngổn ngang khắp cả nước. Nếu công tác kiểm định, giám sát thi công và luật pháp không nghiêm thì có khác gì, biết đích xác thủ phạm giết người nhưng vẫn để cho kẻ đó nhởn nhơ ngoài xã hội. Mỗi một mạng người, trên vai, còn gánh thêm bao nhiêu người khác. Ai là người chịu trách nhiệm cho sự mất mát, cho nỗi đau này đây?
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
