![]() |
Ban Thường vụ, lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cùng toàn thể cán bộ, công chức cơ quan LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Ảnh: THU HƯƠNG |
Trong không gian trang nghiêm, toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức LĐLĐ tỉnh đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh - Chủ tịch đầu tiên của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành kính dâng hương lên bàn thờ Bác và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.
Đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tưởng nhớ, tri ân đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch đầu tiên của Công hội đỏ Bắc Kỳ - tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày nay.
Gần một thế kỷ, theo ánh sáng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong truyền thống vẻ vang, thành quả cao quý đã đạt được của tổ chức Công đoàn Việt Nam có sự đóng góp của Công đoàn Thừa Thiên Huế. Tổ chức Công đoàn và CNVCLĐ Thừa Thiên Huế đã luôn gắn bó, đồng hành, vượt qua khó khăn, không ngừng phấn đấu, đóng góp quan trọng vào sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam và sự phát triển của tỉnh.
Viết tiếp truyền thống của đất nước, của tổ chức Công đoàn Việt Nam, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Thừa Thiên Huế hôm nay đã và đang đổi mới để “nối gót ông cha, bước kịp mình”, vững vàng trên tiến trình hội nhập, phát triển của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
![]() |
Công đoàn Thừa Thiên Huế quyết tâm phát huy tốt truyền thống vẻ vang tổ chức Công đoàn đã xây dựng trong 93 năm qua. Ảnh: THU HƯƠNG |
"Chúng con đã và đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; học tập tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lãnh đạo giai cấp công nhân của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, vận dụng vào thực tiễn hoạt động công đoàn. Đó là đổi mới phương thức hoạt động, thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động; vận động công nhân lao động thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo để xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Cán bộ công đoàn ngày càng hoàn thiện mình, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị để xứng đáng với sự tin tưởng của CNVCLĐ. Công đoàn Thừa Thiên Huế quyết tâm phát huy tốt truyền thống vẻ vang tổ chức Công đoàn đã xây dựng trong 93 năm qua" - đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt báo cáo trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước, hiếu học tại làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Được giác ngộ cách mạng rất sớm, đồng cảm với nỗi thống khổ của của công nhân và nhận thấy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân nếu được đoàn kết lại, đồng chí đã trực tiếp tham gia, vận động, tổ chức thành phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Ngày 28/7/1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sáng lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) ngày nay. Sự ra đời của Tổng Công hội đỏ đặc biệt có ý nghĩa đối với phong trào công nhân Việt Nam và hoạt động tổ chức Công đoàn. Tháng 2/1930, đồng chí tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và được phân công giữ các trọng trách: Bí thư Đảng bộ Hải Phòng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ. Phụ trách công tác tuyên huấn tại Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã đóng vai trò quan trọng, cùng với Xứ ủy Trung Kỳ xây dựng một hệ thống báo Đảng từ xứ đến tỉnh và các cơ sở. Tháng 4/1932, đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Vinh. Mặc dù bị tra tấn bằng nhiều hình thức nhưng đồng chí quyết không khai nhận, sau đó bị thực dân Pháp xử tử tại đề lao Hải Phòng – nơi sau này được xây dựng thành nhà tưởng niệm. |
![]() Trong ngày 28/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều hoạt động nổi bật, ý nghĩa hướng về đoàn ... |
![]() Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), ngày 27/7, Đoàn công tác Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng ... |
![]() Ngày 28/7, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho anh Hồ ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
