Công đoàn
Hà Nội:

LĐLĐ Quận Long Biên: Nữ chủ tịch công đoàn tận tâm, giàu nhiệt huyết

Hương Thảo
Tác giả: Hương Thảo
Nhắc đến tên chị Phan Thị Thu Hằng - Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) quận Long Biên, TP Hà Nội, nhiều người vẫn nhớ như in hình ảnh một nữ thủ lĩnh công đoàn nhiệt huyết, tận tâm luôn chia sẻ, tìm kiếm những cách làm sáng tạo, hiệu quả nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho người lao động.
ldld quan long bien nu chu tich cong doan tan tam giau nhiet huyet
Chị Phan Thị Thu Hằng - Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên

Trải qua nhiều công việc khác nhau trước khi về làm công tác công đoàn, tháng 7/2016, chị Hằng chính thức nhận nhiệm vụ là Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên, chịu trách nhiệm quản lý gần 300 công đoàn cơ sở với trên 12.000 đoàn viên. Đó là một trọng trách không hề nhẹ đặt trên đôi vai người phụ nữ, khiến chị không ngừng trăn trở, tìm kiếm những cách làm sáng tạo, hiệu quả nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích thích đáng cho người lao động.

Trước những băn khoăn của nhiều đoàn viên công đoàn rằng: Là đoàn viên công đoàn khác với người lao động chưa phải đoàn viên ở chỗ nào? - vị thủ lĩnh Công đoàn quận Long Biên nghĩ rằng cần phải có những “biện pháp so sánh” cụ thể trong các hoạt động. Sau 1 năm ấp ủ, mô hình “Thẻ ưu đãi cho đoàn viên công đoàn Long Biên” đã ra đời, trở thành một trong những câu trả lời thuyết phục nhất cho những băn khoăn của người lao động.

Với chiếc thẻ này, mỗi đoàn viên được giảm giá từ 5 - 30% khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như: Sản phẩm lương thực, thực phẩm sạch; hàng hóa tiêu dùng, hàng gia dụng, điện tử, điện lạnh; dịch vụ đi lại, khám, chữa bệnh, may mặc, xăng dầu...

Ngày 19/5/2018, LĐLĐ quận Long Biên đã phát hành 1.000 thẻ ưu đãi đoàn viên Công đoàn đầu tiên, trở thành đơn vị đi đầu trong toàn thành phố và cả nước về phát hành thẻ ưu đãi cho đoàn viên. Đến nay, LĐLĐ quận Long Biên đã ký kết được với 21 đơn vị doanh nghiệp tài trợ giảm giá cho đoàn viên công đoàn và có gần 11 nghìn lượt đoàn viên công đoàn sử dụng thẻ ưu đãi đoàn viên để mua sắm.

Bên cạnh đó, để chăm lo tốt hơn đời sống cho đoàn viên và người lao động, hàng năm, nữ Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên còn chỉ đạo duy trì và phát huy tốt chương trình “Chuyến xe ô tô miễn phí đưa CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết”. Từ tổ chức 10 chuyến xe đưa hơn 300 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết năm 2016; đến năm 2017, 2018, LĐLĐ quận đã tổ chức thêm nhiều chuyến xe và mở rộng thêm cả đối tượng là người lao động khó khăn ở các đơn vị chưa có tổ chức Công đoàn.

ldld quan long bien nu chu tich cong doan tan tam giau nhiet huyet

Chuyến xe đưa công nhân về quê ăn Tết ý nghĩa này đã được nhân rộng triển khai ở nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận

Điều đáng nói là, chương trình chuyến xe đưa công nhân về quê ăn Tết ý nghĩa này đã được nhân rộng triển khai ở nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận như: Công ty May 10 và May Việt Tuấn… Qua đó, Liên đoàn Lao động quận trở nên gắn bó với công đoàn cơ sở và CNVCLĐ, đồng thời để công đoàn cơ sở hiểu rõ hơn về Tổ chức Công đoàn, uy tín của Liên đoàn Lao động quận được nâng cao.

Đặc biệt, với phương châm “Vì lợi ích của đoàn viên, hướng hoạt động về cơ sở”, Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên đã năng nổ, chủ động đến trực tiếp gặp gỡ, kiên trì vận động, thuyết phục nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận quan tâm đến người lao động; tham gia ký kết các thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT).

Đến nay, đã có trên 80% doanh nghiệp trên địa bàn quận ký kết được TƯLĐTT. Chất lượng TƯLĐTT ngày càng có nhiều điều khoản có lợi cho người lao động. Trong đó, Liên đoàn Lao động quận đã đại diện cho người lao động của 10 doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn tiến hành thương lượng, ký TƯLĐTT với chủ doanh nghiệp.

“Có được những kết quả này là nhờ sự thay đổi về nhận thức cũng như quyết tâm của nhiều doanh nghiệp và các tầng lớp người lao động; đặc biệt là sự tận tâm và nhiệt huyết của những người cán bộ công đoàn. Mỗi cán bộ công đoàn phải tự đổi mới về cả nhận thức lẫn hành động; phải năng động hơn, sáng tạo hơn, gần gũi với người lao động hơn” - chị Phan Thị Thu Hằng – Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên khẳng định.

Chị Hằng tâm sự: “Công việc của cán bộ công đoàn là phải hướng các hoạt động về người lao động, lấy người lao động làm trung tâm; phải bám sát cơ sở để nắm tình hình, nhanh chóng phát hiện những vướng mắc và kịp thời có phương án giải quyết ổn thỏa; tăng cường công tác giám sát, tối kỵ việc quan liêu, lơ là, làm việc theo lối chỉ tay 5 ngón. Bảo vệ người lao động, nhưng cán bộ công đoàn cũng đồng thời cần quan tâm nhiều tới doanh nghiệp”.

Thấy chị luôn miệt mài, nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi công việc được giao, nhiều người hỏi rằng, liệu có bao giờ chị cảm thấy mệt mỏi vì quá sức? Người phụ nữ ấy cười bảo rằng: Năm nay tròn 30 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, tôi luôn khắc cốt ghi tâm từng lời Bác Hồ dạy, nguyện là người con hiếu thảo của Tổ quốc.

ldld quan long bien nu chu tich cong doan tan tam giau nhiet huyet Xe tải cố vượt khiến nữ công nhân gác chắn ngã xuống đường

Sáng nay (21/12) một xe tải khi cố vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cảnh báo và nhân viên đường sắt đã đóng ...

ldld quan long bien nu chu tich cong doan tan tam giau nhiet huyet Trà thảo mộc giúp chữa cảm lạnh, cảm cúm mùa đông .

Trà thảo mộc nóng là đồ uống phổ biến trong thời tiết lạnh vì tính ấm áp, hương vị và mùi thơm của nó. Trà ...

ldld quan long bien nu chu tich cong doan tan tam giau nhiet huyet Đâu là “thủ phạm” chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội?

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trong thời gian qua tại Hà Nội là do phương tiện giao ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm