Việc làm - tuyển dụng

Làm thế nào để lao động nữ di cư an toàn?

Minh Hằng
Tác giả: Minh Hằng
“Biết làm thế nào được. Anh ấy bảo là anh ấy đã tiêu hết tiền tôi gửi về nuôi con và mua này mua kia, tiêu hết rồi. Tôi có nói gì thì nói nhưng tôi có làm gì được nữa? Tôi đành phải chịu... Anh ấy vung phí chứ không có tiết kiệm như mình nhưng giờ còn biết làm sao?”, một người phụ nữ (29 tuổi, quê ở Thanh Hóa) đi lao động ở Ả Rập Xê Út, chia sẻ.
Làm thế nào để nhận tiền từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng do ảnh hưởng bởi Covid-19? Lao động di cư thường là đối tượng đầu tiên bị cho nghỉ việc Vấn đề nhà ở cho công nhân nữ di cư hết sức bức thiết Cơ hội để bảo vệ tốt hơn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Làm thế nào để lao động nữ di cư an toàn?
Nhiều phụ nữ chọn di cư lao động để trang trải cho cuộc sống gia đình. Ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội

Chia sẻ của người phụ nữ trên là một trong những minh chứng cho thấy sự khó khăn, vất vả mà những lao động nữ phải chịu đựng.

Di cư lao động là một hành trình vất vả, đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là với phụ nữ. So với nam giới, phụ nữ đi làm việc tại nước ngoài thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy cơ bị bạo lực, bóc lột lao động, và mua bán người hơn vì thiếu thông tin và không được tiếp cận với những dịch vụ hỗ trợ.

Trước khi đến được “miền đất hứa”, nhiều chị em phải vay mượn tiền bạc, thu xếp việc chăm sóc con cái... Họ ra đi với mong ước kiếm được tiền để trả nợ, trang trải cho cuộc sống gia đình và thậm chí là để xây, sửa nhà cửa... Trong thời gian lao động ở nước ngoài, phụ nữ phải chắt bóp chi tiêu, tiết kiệm, đối mặt với nhiều nguy cơ bị lạm dụng, bạo lực, bóc lột, gặp các vấn đề về lương, điều kiện làm việc không an toàn... Đến khi trở về, những người này còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu việc làm, nợ chưa trả hết, bạo lực gia đình...

Làm thế nào để lao động nữ di cư an toàn?
Lao sộng nữ đang làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng. (Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội).

Báo cáo gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng chỉ ra rằng, hơn 2/3 số lao động di cư ra nước ngoài tập trung tại các nước có thu nhập cao. Cụ thể, có đến 63,8 triệu người (37,7%) làm việc tại châu Âu và Trung Á, 43,3 triệu người (25,6%) làm việc tại châu Mỹ…

Tuy nhiên, theo ILO nhận định, đại dịch Covid-19 khiến cho đối tượng là lao động nữ di cư bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với trước. Những người này bị trả lương thấp, làm những công việc đơn giản và ít được tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội cũng như ít có lựa chọn đối với các dịch vụ hỗ trợ.

Vậy, đâu là giải pháp để thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng, đặc biệt là với lao động nữ?

Làm thế nào để lao động nữ di cư an toàn?
Lao động nữ di cư góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội

Tăng cường vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng

Làm thế nào để lao động nữ di cư an toàn?
Lao động nữ di cư đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả hơn nam giới. Ảnh: ILO

Trên thực tế, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trong giai đoạn từ năm 2014 - 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 100.000 người ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn, hàng chục nghìn người du học, kết hôn với người nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), trong thời gian đại dịch, số lượng người di cư theo các kênh chính thống giảm, trong khi đó tình trạng di cư trái phép vẫn diễn biến phức tạp mặc dù kiểm soát biên giới và các biện pháp hạn chế nhập cảnh đã được tăng cường.

Ông Lương Thanh Quảng nhấn mạnh, trước tình hình trên, việc tiếp tục thông tin đầy đủ và chính xác về các vấn đề di cư có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, ngăn chặn di cư trái phép, mua bán người, đồng thời bảo vệ quyền của người di cư trong suốt quá trình di cư, đặc biệt là lao động nữ di cư. Đây cũng là vai trò quan trọng của truyền thông đã được nêu tại Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (hay Thỏa thuận GCM).

Tại hội thảo trực tuyến về “Tăng cường vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), ILO tại Việt Nam tổ chức tuần qua, bà Valentina Barcucci, Quản lý Văn phòng ILO tại Việt Nam đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo quyết liệt trong thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng, thể hiện qua việc ban hành các khuôn khổ pháp luật chính sách quan trọng, đặc biệt là Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM.

Ngoài ra, vai trò của Bộ Ngoại giao rất quan trọng trong tiến trình này, nhằm đảm bảo Kế hoạch triển khai thỏa thuận GCM được thông qua và thực hiện. Điều này cũng đã có tác động đáng kể trong việc đảm bảo di cư an toàn và bình đẳng, nhưng kết quả đó vẫn chưa đến được với mọi người dân một cách công bằng.

Làm thế nào để lao động nữ di cư an toàn?
Bà Valentina Barcucci, Quản lý Văn phòng ILO tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Bà Valentina Barcucci cũng đưa ra cảnh báo rằng lao động nữ di cư đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn nam giới trong tiến trình di cư. Cụ thể, phụ nữ ít có khả năng thực hiện di cư hợp thức hơn nam giới và chịu nhiều rủi ro bị bạo lực và lạm dụng tình dục do phân biệt đối xử trên cơ sở giới vốn đã hiện hữu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.

Từ thực trạng trên và cả kinh nghiệm quốc tế cho thấy nội dung đưa tin và cách thức đưa tin về di cư thực sự quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi phương tiện thông tin và truyền thông xã hội ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống.

Bà Valentina Barcucci nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi các cơ quan truyền thông báo chí tham gia tích cực hơn và có trách nhiệm hơn trong việc chấm dứt bạo lực đối với lao động nữ di cư”.

Thỏa thuận GCM là khuôn khổ hợp tác toàn diện đầu tiên của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực di cư, bao gồm 23 mục tiêu và các biện pháp hành động kèm theo.

Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 20/3/2020.

Trở về giữa yêu thương Trở về giữa yêu thương

Khoảng 11h45 ngày 21/7, chuyến bay mang số hiệu VN122 khởi hành tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất chở theo 183 công dân ...

Chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ xảy ra Chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ xảy ra

Bội thực giữa những thông tin trên mạng xã hội, tôi thích chia sẻ này của “người nổi tiếng” Minh rau “Cách tốt nhất để ...

Infographic: 10 lời khuyên an toàn dinh dưỡng trong mùa dịch COVID-19 Infographic: 10 lời khuyên an toàn dinh dưỡng trong mùa dịch COVID-19

Đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho người dân và gia đình sẽ là lá chắn sức khỏe quan trọng nhằm tăng cường sức đề ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thông tin tuyển dụng thật - giả tràn lan.

Tin tức khác

Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định một số chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt và chế độ, lương cho người lao động tại các cơ sở này.

Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Sáng 16/1/2025, phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an TP Hà Nội đã diễn ra sôi động trên toàn hệ thống sàn giao dịch việc làm của thành phố, thu hút đông đảo sự quan tâm của các chiến sĩ sắp hoàn thành nghĩa vụ và những người đã xuất ngũ.
Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh, Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tại xã Phú Định (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) có thông báo tuyển dụng 82 lao động với 20 vị trí việc làm.
NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

NVIDIA, công ty công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ đồ họa, đang mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các kỹ sư phần mềm, chuyên gia AI, và những tài năng công nghệ tham gia vào các dự án quy mô toàn cầu của NVIDIA.
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động

Là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa thông báo tuyển dụng 1.000 lao động, với 46 vị trí việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh.
5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên

5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên

Ngày 30/11/2024, “Ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024” diễn ra tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), mang đến không khí sôi động với sự tham gia của 100 doanh nghiệp và gần 6.000 sinh viên. Sự kiện đã mở ra 5.000 cơ hội việc làm, tạo cầu nối quan trọng giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng.
Xem thêm