Đời sống

Làm gì để đạt được hiệu quả trong công tác kiểm soát dịch tại các chợ?

Xuân Hậu
Tác giả: Xuân Hậu
Hiện nay, Đà Nẵng đang thực hiện hàng loạt biện pháp để đảm bảo an toàn để người dân yên tâm mua sắm các nhu yếu phẩm tại chợ. Đây được xem là thời điểm quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ trên địa bàn thành phố.
lam gi de dat duoc hieu qua trong cong tac kiem soat dich tai cac cho
Máy rửa tay đặt tại các chợ.

Trải qua hơn 1 tuần thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, để đảm bảo công tác phòng dịch, nhiều quán hàng ăn đóng cửa, người dân dần ý thức được việc phải tự mình nấu nướng, tránh tụ tập quán xá đông người. Vậy nhưng, trên thực tế, tại nhiều chợ ở Đà Nẵng, tình trạng người dân không đảm bảo các công tác phòng dịch như giữ khoảng cách 2m, hay không đeo khẩu trang, không sát khuẩn tay trước khi vào chợ vẫn còn diễn ra nhiều.

Qua ghi nhận thực tế của PV, tại các siêu thị, công tác thực hiện kiểm soát dịch phần nào đảm bảo hơn so với các chợ Đà Nẵng. Khách hàng khi vào siêu thị như Lotte, Big C đều phải thực hiện việc đo thân nhiệt, yêu cầu đeo khẩu trang,... Ngược lại, ở các chợ, nhiều người dân và tiểu thương rất chủ quan trong công tác phòng dịch.

Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để tăng cường, kiểm soát phòng dịch Covid-19 ở các chợ?

Trước hết, chính là sự chung tay của cộng đồng. Có thể nói, từ khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hàng loạt các cá nhân, tổ chức đã chung tay để cùng nhau thực hiện công tác phòng chống dịch tại các chợ.

Cụ thể, nhóm 4 sinh viên khoa Vật lý (Trường Đại học Sư phạm, Đà Nẵng) đã cùng nhau lên ý tưởng, nghiên cứu, chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động đặt ở các chợ. Sản phẩm được thiết kế từ các dụng cụ và linh kiện đơn giản, kết cấu gọn nhẹ, phù hợp cho việc di chuyển và đặt ở những điểm phòng chống dịch. Máy có dung tích bình chứa lên tới 10 lít, đáp ứng khoảng 2.000 lượt rửa tay sát khuẩn mỗi bình.

Bạn Mai Thị Thu Hiền (thành viên nhóm nghiên cứu) cho biết: “Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, chúng tôi muốn sử dụng kiến thức đã học để thiết kế và chế tạo ra một sản phẩm hữu ích cho cộng đồng, chung tay người đẩy lùi dịch bệnh. Máy rửa tay sát khuẩn tự động được vận hành dựa trên nguyên tắc hiện tượng cảm ứng. Khi người dùng đặt lòng bàn tay vào phía dưới phần cảm ứng của máy, máy sẽ tự động kích hoạt phun ra một lượng dung dịch vừa đủ để sát khuẩn tay”.

Hiện tại, máy rửa tay sát khuẩn tự động của các bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm được đặt ở 5 chợ lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là: Chợ Hàn, Chợ Cồn, Chợ Đống Đa, Chợ Mới, Chợ Đầu Mối.

lam gi de dat duoc hieu qua trong cong tac kiem soat dich tai cac cho
Nhiều bạn trẻ tại phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng đã tổ chức phát 100 mũ chống giọt bắn cho các hộ kinh doanh buôn bán tại chợ Nại Hiên

Không chỉ các bạn sinh viên của Đại học Sư phạm, nhiều bạn trẻ tại phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng đã tổ chức phát 100 mũ chống giọt bắn cho các hộ kinh doanh buôn bán tại chợ Nại Hiên. Nhận được những sự quan tâm của nhiều bạn trẻ tại địa phương, các tiểu thương ở chợ Nại Hiên rất cảm kích. Bà Nguyễn Thị Lan (tiểu thương hàng trái cây tại chợ Nại Hiên) chia sẻ: “Được sự quan tâm của các cháu tặng mũ đảm bảo an toàn này tôi rất vui và yên tâm phần nào để tiếp tục buôn bán phục vụ người dân mùa dịch. Cảm ơn sự quan tâm của các cháu đoàn viên”.

Bên cạnh sự chung tay của cộng đồng, chính quyền Đà Nẵng cũng quyết liệt thực hiện hàng loạt các biện pháp răn đe để nâng cao nhận thức của người dân, đã có các trường hợp vì đi chợ không đeo khẩu trang bị xử phạt ở mức từ 100.000 – 200.000 đồng.

Mới đây nhất, ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương TP Đà Nẵng cũng có văn bản đề nghị chấn chỉnh công tác kiểm soát, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ trên địa bàn thành phố. Đối với các trường hợp tiểu thương, khách hàng không chấp hành việc đeo khẩu trang, không rửa tay bằng nước sát khuẩn thì kiên quyết không cho vào chợ, xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, nghiên cứu bố trí thời gian họp chợ hợp lý, bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Mọi biện pháp tiến hành tại các chợ ở Đà Nẵng hiện nay đều nhằm đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Vậy nhưng, để đạt hiệu quả cao nhất đều phải dựa vào sự phối hợp của chính người dân và các tiểu thương của chợ, chỉ khi ý thức chấp hành được nâng cao thì công tác phòng dịch mới gặt hái được nhiều thành quả.

lam gi de dat duoc hieu qua trong cong tac kiem soat dich tai cac cho Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 8/4

Tính đến 7h sáng ngày 8/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,42 triệu người nhiễm virus corona ...

lam gi de dat duoc hieu qua trong cong tac kiem soat dich tai cac cho Đại dịch, mâm cơm và bữa nhậu

Giữa những ngày cách ly xã hội để phòng chống đại dịch Covid-19, mâm cơm gia đình ấm cúng và "thú vui" từ bữa nhậu ...

lam gi de dat duoc hieu qua trong cong tac kiem soat dich tai cac cho Bệnh nhân 243 nhiễm Covid-19 đã đi những đâu?

Ngoài Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân 243 từng đến nhiều nơi đông người như thăm người thân tại các bệnh viện, dự đám cưới, ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm