Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn
Cuộc tái sinh kỳ diệu trong vòng tay Công đoàn

Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"

Nguyễn Thị Kim Tường, Trường THPT Vinh Lộc (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế)
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...

Ông Bụt cổ tích - "Ông Bụt" lãnh đạo Công đoàn

Nếu không có phép màu, một điều kỳ diệu nào đó diễn ra trong cuộc đời này, tôi sẽ đau đớn cho đến lúc không thể đau đớn hơn được nữa...

Sau quá trình điều trị lâu dài – đã 6 tháng trôi qua, cơ thể tôi cũng dần dần làm quen với sự hành hạ của bệnh tật.

Lúc đó, được sự động viên của thầy hiệu trưởng và anh chị em trong Công đoàn trường, tôi trở lại trường để công tác, nhưng được ưu tiên hơn để được tiếp tục điều trị theo lịch của bác sĩ. Rồi lại thêm một năm nữa trôi qua trong bệnh tật, tôi làm quen “sống chung với lũ”.

Kỳ 2: Tái sinh trong
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn Trường và anh chị em trong tổ Ngữ văn đến thăm. Ảnh: ĐVCC

Thế rồi, trong một buổi chiều mưa buồn, tôi nhận được thông tin như mơ, rằng tôi có tên trong đợt ra hội đồng ghép tạng và cần chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho ca phẫu thuật ghép thận.

Một tia hy vọng như lóe lên trong tôi – nhưng vừa mừng tôi lại vừa lo. Bởi hai năm trời điều trị căn bệnh hiểm nghèo - phức tạp và tốn kém, dẫu trước đó tôi có tích cóp, chắt chiu, tằn tiện bao nhiêu vẫn chỉ là “muối đổ biển”.

Khó khăn càng chồng chất khó khăn, nhiều đêm liền trăn trở mà nước mắt đầm đìa. Phần vì lo bao khoản chi phí của một cuộc đại phẫu, phần nghĩ đến sinh mệnh kia sao quá mong manh “như ngọn đèn trước gió”. Rồi nghĩ đến những đứa con tội nghiệp của tôi mà không sao cầm được nước mắt.

Thấu hiểu những nỗi niềm, ước mong của gia đình, Công đoàn trường đã xin ý kiến của Đảng ủy và bàn bạc với Ban giám hiệu nhà trường, cuối cùng đã thống nhất Công đoàn trường sẽ trình nguyện vọng tha thiết của tôi lên Công đoàn cấp trên (Công đoàn ngành Giáo dục và Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế).

Kỳ 2: Tái sinh trong
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn trường và đồng nghiệp trong tổ Văn thăm, động viên cô Tường trong bệnh viện. Ảnh: ĐVCC

Đây không phải là lần đầu tiên, mà đã rất nhiều lần trước đó, nhà trường, Công đoàn trường, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh đã giúp đỡ, động viên, chia sẻ những khó khăn của tôi. Nhiều phần quà trong các hoạt động của nhà trường, Công đoàn trường, Công đoàn cấp trên đã trao tận tay tôi cùng những lời thăm hỏi, động viên.

Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế tha thiết mong muốn công đoàn các cấp cùng “nối một vòng tay lớn” tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực” – cũng là cách mà mọi người cùng nhau thực hiện một đạo lý tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”, cùng nhau chia sẻ bớt gánh nặng của những người gặp hoàn cảnh thực sự khó khăn.

Trong những tấm lòng ấy, cho phép tôi dành một sự trân trọng, một lời tri ân chân thành, sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Tâm Nhân - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế. Không một phút chần chừ, qua tờ trình của Ban Chấp hành Công đoàn trường THPT Vinh Lộc về hoàn cảnh bi thương của tôi, cô Nhân cùng Ban Thường vụ đã lập tức quyết định kêu gọi, vận động Công đoàn các cấp và mọi người giúp đỡ.

Trước nhiệt huyết, tình cảm chân thành của một lãnh đạo tâm huyết, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, các Công đoàn cơ sở, quý mạnh thường quân, quý thầy cô, quý phụ huynh cùng học sinh Trường THPT Vinh Lộc qua bao thế hệ đã đồng tình, hưởng ứng thực hiện “nhường cơm sẻ áo”, chia sẻ nhiệt tình với những khốn khó của tôi.

Điều tôi trân quý nhất qua bao hành động, nghĩa cử cao đẹp đó là việc mọi người muốn gửi đến tôi một thông điệp đầy tình người “mong tôi được sống thêm lần nữa”. Xin cho tôi được gọi cô Nguyễn Tâm Nhân bằng một cái tên gọi đầy yêu thương “ông Bụt trong truyện cổ tích”!

Chính tâm đức đáng quý, niềm khắc khoải, lo âu đầy trách nhiệm của một lãnh đạo, lòng trắc ẩn trước nghịch cảnh của đoàn viên của cô đã tạo cho tôi - những người lao động có một niềm tin sâu sắc vào tổ chức Công đoàn.

Hành trình trở về đón ánh bình minh

Trước lời kêu gọi tha thiết của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế, quý mạnh thường quân, quý thầy cô đã đồng tình ủng hộ, yêu thương, cùng chia sẻ với tôi thật nhiều bằng nhiều hình thức (qua các cuộc gọi, tin nhắn thăm hỏi cũng như trực tiếp đến bệnh viện để hỏi han, động viên tôi). Qua hơn một tháng kêu gọi, tôi đã nhận được sự chia sẻ, ủng hộ với số tiền lên đến 150 triệu đồng.

Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh cô Nguyễn Tâm Nhân cùng quý thầy cô ở Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế, Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn Trường THPT Vinh Lộc đã ghé thăm tôi tại bệnh viện.

Quý lãnh đạo, quý thầy cô và anh chị em đã rất mừng rỡ khi được nhìn thấy tôi gần như được hồi phục sau cuộc đại phẫu phức tạp. Riêng tôi, được nhìn thấy họ sau những thời khắc quyết định sinh mệnh của đời mình, cảm giác có gì đó vừa thiêng liêng vừa rất xúc động.

Ân tình - hai tiếng ấy với tôi là hành trang cần thiết để tôi được bình tâm trước khi bước vào phòng đại phẫu. Vì thế, trước giây phút quyết định sự sống chết của đời mình, sao tâm tôi bình yên đến lạ! Ân tình ấy quả thật thiêng liêng, kỳ diệu... Tất cả đã góp phần cho sự thành công của cuộc “tái sinh”.

Kỳ 2: Tái sinh trong
Tôi cùng tập thể giáo viên Trường THPT Vinh Lộc sau khi vượt qua cơn bạo bệnh. Ảnh: ĐVCC

Lần đầu tiên sau hơn 2 năm bệnh tật, không biết gì là “một miếng ăn ngon”, nay được “ăn một miếng thật ngon” mà rơi nước mắt. Sau năm ngày được điều trị đặc biệt trong phòng hồi sức, lần đầu tiên tôi được nhìn thấy ánh sáng mặt trời trong một tâm trạng mới, có cái gì đó thật thiêng liêng, xúc động!

Sau hơn 4 tuần điều trị, mọi thứ cũng dần ổn định và bác sĩ cho tôi về nhà. Tôi rất vui vì những mong ước dung dị nhất của lòng mình có thể được thực hiện: được nhìn thấy ánh dương trong mỗi bình minh, được hít thở không khí trong lành của hoa đồng cỏ nội, được trở về với đàn em thơ để nối lại những ước mơ còn dang dở. Và đặc biệt là được chăm sóc, nuôi dạy các con nên người.

Kỳ 2: Một cuộc đời thứ hai tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Nụ cười trở lại trên môi cô Tường sau một cuộc đời thứ hai được tái sinh trong "Vòng tay lớn" của Công đoàn với bao tấm lòng thương yêu, đùm bọc. Ảnh: CTV

Cảm ơn ân tình của cuộc đời, cảm ơn quý lãnh đạo, cảm ơn cô Nguyễn Tâm Nhân và quý thầy cô, đồng nghiệp yêu mến! Tất cả đã góp phần làm nên những điều kỳ diệu nhất - đưa tôi về ánh sáng của cuộc đời. Ở đó, tôi tìm lại được những ước mong giản dị của đời mình...

Kỳ 2: Một cuộc đời thứ hai tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Cô Nguyễn Thị Kim Tường trở lại đứng lớp như trong mơ sau khi vượt qua cơn bạo bệnh. Ảnh: CTV

Mùa thu năm nay với tôi là một mùa thu thật đặc biệt. Bởi tôi được gặp lại quý thầy cô, đồng nghiệp thân thương của mình trong một diện mạo mới, một tâm thế mới. Điều quan trọng là tôi tìm lại được nụ cười đã mất, nhìn lại được nụ cười trong sáng, hồn nhiên của các em học sinh... Hai con trai tôi cũng được đến trường trong tâm trạng vui tươi, bởi giờ đây, các con đã tạm thời gác lại những tháng ngày lo lắng, thấp thỏm về mẹ.

Với tôi, tổ chức Công đoàn thực sự là “mái ấm” - nơi bao bọc cho cuộc đời đầy bão táp, sóng gió, bất hạnh của tôi và những người cùng cảnh ngộ. Đó là nơi đoàn viên chúng tôi tìm được những ân tình quý giá, đầy tình người.

Sứ mệnh của tổ chức Công đoàn vì vậy thật lớn lao - đem yêu thương để tạo niềm tin, động lực, sức mạnh cho người lao động để họ có thể vượt qua những đau thương, gian khó của đời mình, chiến thắng nghịch cảnh và bệnh tật.

Công đoàn Việt Nam đã, đang, sẽ mãi mãi xứng đáng là nơi người lao động có thể gửi gắm những ước mong, những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, nơi ta có thể trải lòng, được yêu thương, được động viên và nâng đỡ.

Hành trình trở lại với cuộc đời của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối là hành trình đầy gian nan và nghiệt ngã. Nếu không có vòng tay yêu thương, giúp đỡ của mọi người, của quý cơ quan, đoàn thể…con đường đó chẳng khác gì là ngõ cụt.

Trong cuộc “tái sinh” đầy thử thách của đời tôi, không thể thiếu công đức lớn lao của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế - những con người giàu y đức, tận tâm, tận tình, nhiệt huyết và rất tài năng. Hành trình trở về để ngắm lại bình minh trên quê hương, thực hiện những ước mơ còn dang dở, giây phút nào cũng làm tôi lâng lâng xúc cảm …

Cũng phút giây này, xin cho tôi được nói lời biết ơn chân thành trước nghĩa cử cao đẹp của gia đình và người hiến tạng. Họ đã không ngần ngại đem cả sinh mệnh của mình để cho tôi được sống thêm lần nữa. Xin cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế cùng đội ngũ y bác sĩ Khoa Thận nhân tạo, Khoa Nội thận cơ xương khớp, Khoa Nội thận-Tiết niệu, Trung tâm Ghép tạng Trung Ương, Khoa Ngoại lồng ngực-Tim mạch, Khoa Gây mê hồi sức thuộc Trung tâm tim mạch bệnh viên Trung ương Huế. Đặc biệt là bác sĩ Phạm Ngọc Hùng và bác sĩ Nguyễn Đức Dũng – người trực tiếp ghép tạng, nối từng mạch máu đem lại sự sống cho tôi. Cảm ơn bác sĩ Uyên -Trưởng khoa Tim mạch và Khoa Hồi sức bệnh viện Trung ương Huế, đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng đã chăm sóc tôi như người nhà, giúp tôi lấy lại tinh thần và sức khỏe phục hồi rất nhanh sau phẫu thuật (tại phòng hồi sức). Xin tri ân và trân quý công đức, tấm lòng nhân ái của những con người đã góp phần cho sự tái sinh của đời tôi. (Nguyễn Thị Kim Tường, Trường THPT Vinh Lộc, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế)

Video Phút giây chia sẻ đầy cảm xúc nghẹn ngào của cô Nguyễn Thị Kim Tường khi được trở lại cuộc sống bình thường, trở về trường lớp:

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Công đoàn nối sợi dây đoàn kết trong Công đoàn nối sợi dây đoàn kết trong "Tết sum vầy"

10 năm qua, mỗi năm là một thông điệp, chủ đề hoạt động, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều đổi mới, sáng ...

Thừa Thiên Huế: Tháng Công nhân hướng về cơ sở Thừa Thiên Huế: Tháng Công nhân hướng về cơ sở

Hưởng ứng Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, các cấp công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế ...

Công đoàn Dệt May Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ tại Huế Công đoàn Dệt May Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ tại Huế

Tại Công ty CP Dệt May Huế (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế), Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức lễ ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Đây không chỉ là một bài viết tham gia cuộc thi, mà còn là những dòng tâm sự chân thật từ một giáo viên trẻ vừa chập chững bước vào nghề. Tôi muốn được kể lại câu chuyện về những người đã truyền cho tôi ngọn lửa yêu nghề, về những tấm gương thầy cô đã giúp tôi hiểu và trân trọng hơn giá trị của sự đoàn kết, yêu thương trong môi trường sư phạm – ngôi trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, xã IaDreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai – nơi tôi may mắn được bắt đầu hành trình làm nghề gieo chữ.
Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Trong không gian ấm áp của ngôi trường tiểu học, có một bóng dáng nhỏ nhắn, tần tảo luôn bận rộn chăm sóc từng em học sinh. Đó là cô Nguyễn Thị Mỹ Hiền – một bảo mẫu Trường Tiểu học Châu Văn Liêm (phường 5, quận 6, TP. Hồ Chí Minh) với trái tim nhân hậu và tấm lòng yêu trẻ.

Tin tức khác

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Tình yêu thương luôn hiện hữu, dù vô hình. Nó đa dạng như viên đá ngũ sắc, lung linh và ấm áp trong từng khoảnh khắc đời thường. Tôi cảm nhận rõ điều ấy tại nơi làm việc - Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ngôi trường không chỉ là nơi giảng dạy, mà là mái ấm thứ hai thân yêu, nơi lan tỏa tình yêu thương giữa người với người.
Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Ngày 17/3/2023 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời tôi khi tôi được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành (BCH) Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), nhiệm kỳ 2023-2028 và được giao trọng trách Chủ tịch Công đoàn.
Sắc màu công sở

Sắc màu công sở

Nhờ những nỗ lực không ngừng, Công đoàn Trung tâm thanh toán, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đơn vị, góp phần vào thành công chung của BIDV.
Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Cô Phạm Thị Thanh Xuân, người đã giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Gò Xoài, huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) từ năm 2007 đến 2023 là một tấm gương sáng ngời về sự tận tụy và lòng yêu thương đối với công việc và đồng nghiệp. Suốt hơn 16 năm đảm nhận trọng trách này, cô Xuân không chỉ là một người lãnh đạo mà còn là người đồng hành, người bảo vệ và người bạn của mọi công đoàn viên và người lao động tại trường.
Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo

Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo

Anh Nguyễn Minh Thanh, Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco (Tiền Giang), vừa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vinh danh công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2025.
Điểm tựa cuộc sống

Điểm tựa cuộc sống

Cuộc đời của mỗi chúng ta luôn là một hành trình dài và trên hành trình ấy không thể biết được điều gì sẽ xảy ra ở phía trước. Có thể là niềm vui, là may mắn nhưng cũng có thể là những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Vì thế, ta rất cần một “điểm tựa” vững vàng để có thể mạnh mẽ vượt qua bước tiếp. Đoàn viên luôn có được cho mình một “điểm tựa” chắc chắn để yên tâm công tác đó chính là Công đoàn Trường THPT Tân Trào (thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang).
Xem thêm