![]() |
Trung tâm hỏa táng An Phước Viên, đóng tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. |
Thi thể 3 người tử vong do Covid- 19 hiện đang ở đâu?
Đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam có 3 trường hợp tử vong do mắc COVID-19 gồm: bệnh nhân 437 tử vong do sốc nhiễm trùng trên nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19; bệnh nhân 428 tử vong do nhồi máu cơ tim trên bệnh lý nền tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận giai đoạn cuối, biến chứng suy hô hấp do suy tim và mắc COVID-19; bệnh nhân 499 tử vong do ung thư đường máu ác tính không đáp ứng hoá chất giai đoạn cuối, viêm phổi nặng và mắc COVID-19.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Quảng Trị, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết, trong số 3 bệnh nhân tử vong do COVID-19 có 2 trường hợp tử vong tại Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, một trường hợp tử vong tại Bệnh viện Trung ương Huế. Hai trường hợp tử vong tại Đà Nẵng hiện đang được tổ chức khâm liệm để chuyển đến lò hỏa thiêu. Một trường hợp tử vong tại Huế thì thuộc trách nhiệm của Bệnh viện Trung ương Huế.
![]() |
Đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam có 3 trường hợp tử vong do mắc COVID-19. |
Theo bà Nguyễn Thị Quảng Trị, quy trình xử lý thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 được quy định nghiêm ngặt, vận chuyển đến nơi hỏa táng bằng xe chuyên dụng. Người nhà bệnh nhân không được đi chung xe, chỉ nhân viên y tế với trang bị bảo hộ chuyên dụng mới được đi cùng. Việc hỏa táng, mai táng phải thực hiện trong thời gian sớm nhất sau khi bệnh nhân tử vong. Toàn bộ khu vực hỏa táng, mai táng phải được phong tỏa, khử khuẩn trước và sau khi hỏa táng.
![]() |
Trung tâm được xây dựng trên diện tích 7,4 ha, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 10km với các hạng mục chính là 2 lò hỏa táng hiện đại, đạt tiêu chuẩn khí thải không gây ô nhiễm môi trường |
Bà Trị cũng cho biết: “Bệnh viện Đà Nẵng hiện đã xây dựng quy trình, riêng tại Bệnh viện Ung bướu thì đang xây dựng quy trình, vì họ chưa nghĩ đến trường hợp tử vong do dịch bệnh COVID-19 tại bệnh viện. Mặc dù quyết định 468 của Bộ Y tế triển khai từ đầu mùa dịch. Đối với các trường hợp tử vong vừa rồi, lúc đầu gia đình không đồng ý với việc không tổ chức lễ tang, nhưng sau khi nghe giải thích, tư vấn thì các gia đình đều đồng ý, hợp tác và thực hiện đúng quy trình”.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 31/7, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng có Công văn gửi Sở Xây dựng đề nghị đơn vị này chỉ đạo Nhà tang lễ thành phố hỗ trợ việc bảo quản các thi hài người bệnh đã qua xử lý theo quy định của Bộ Y tế. |
Trung tâm hỏa táng Đà Nẵng có đáp ứng nhu cầu hỏa táng?
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện chỉ có một Trung tâm hỏa táng An Phước Viên, đóng tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang. Trung tâm được xây dựng trên diện tích 7,4 ha, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 10km với các hạng mục chính là 2 lò hỏa táng hiện đại, đạt tiêu chuẩn khí thải không gây ô nhiễm môi trường; nhà hành lễ, nhà giao nhận tro cốt, căng tin, các phòng lễ có sức chứa 70 đến 90 người. Trung bình mỗi ngày, Trung tâm hỏa thiêu tối đa 12 trường hợp (mỗi trường hợp hỏa thiêu trong vòng từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ).
![]() |
Trung bình mỗi ngày, Trung tâm hỏa thiêu tối đa 12 người (mỗi trường hợp hỏa thiêu trong vòng từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ) |
Ông Lương Trọng Khánh, phụ trách Trung tâm hỏa táng An Phước Viên cho biết, tâm lý người dân ai cũng muốn người thân của mình sau khi chết được chôn cất tử tế, nên ít ai đăng ký hỏa táng. Mặc dù chính quyền thành phố hỗ trợ mỗi thi thể hỏa táng 5 triệu đồng. Riêng đối với những trường hợp chết do dịch bệnh COVID-19, đến nay Trung tâm vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào từ các cơ quan chức năng ở thành phố về việc tổ chức hỏa táng. Ông Lương Trọng Khánh cho hay.
Quy trình xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do COVID-19 Ngày 06/2/2020, Bộ Y tế ban hành Công văn 495/BYT-MT hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm SARS-CoV-2. Theo đó, việc xử xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do COVID-19 sẽ được phun dung dịch khử khuẩn chứa Clo, vải liệm quấn thi thể cũng được tẩm dung dịch khử khuẩn trước khi sử dụng. Thi thể sẽ được quấn 2 lớp vải cotton đã được tẩm dung dịch khử khuẩn Clo và bọc kín bằng lớp ni-lon chuyên dụng bên ngoài. Sau khi hoàn tất, thi thể sẽ được dán nhãn cảnh báo “Thi hài nhiễm COVID-19” phía bên ngoài. Thi hài được vận chuyển đến nơi hỏa táng hoặc mai táng bằng xe chuyên dụng. Người nhà bệnh nhân không được đi chung xe, chỉ nhân viên y tế với trang bị bảo hộ chuyên dụng mới được đi cùng. Việc hỏa táng, mai táng phải thực hiện trong thời gian sớm nhất sau khi bệnh nhân tử vong. Toàn bộ khu vực hỏa táng và mai táng phải được phong tỏa, khử khuẩn toàn bộ các bề mặt trước và sau khi thực hiện hỏa táng, mai táng. Trong trường hợp mai táng, thi hài phải được chôn cất trong thời gian sớm nhất, tại khu vực cao, không bị ngập úng. Quan tài đặt xuống huyệt phải được khử khuẩn bằng Clo hoặc dung dịch khử khuẩn Clo, hoặc rắc vôi bột xung quanh thành huyệt, đáy huyệt. Trước khi lấp đất phải rắc hóa chất khử khuẩn chứa Clo hoặc phun dung dịch khử khuẩn. Toàn bộ quy trình mai táng, hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 đều được thực hiện bởi nhân viên y tế đã được trang bị phương tiện phòng hộ theo đúng quy định phòng chống dịch COVID-19. |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 1/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 17,7 triệu, hơn 682 ... |
![]() Không đợi đến khi số ca nhiễm COVID-19 ở thành phố Đà Nẵng tăng dần và xuất hiện tình trạng lây lan trong cộng đồng, ... |
![]() Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, quả ngọt cho chuyện tình gần 6 năm của chị H.T.H – Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đà ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
