Thực tiễn về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động "Công đoàn phải lấy thương lượng, đối thoại làm đầu" "Nền tảng của thoả ước lao động tập thể bắt đầu từ sự đối thoại" |
![]() |
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc và hội nghị người lao động là dịp để người lao động và người sử dụng lao động nêu và giải đáp các ý kiến, kiến nghị; góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ (Ảnh minh họa) |
Công nhân lao động có email là duongmanhthang82@gmail.com có gửi câu hỏi như sau: "Tôi được biết, theo quy định của pháp luật lao động thì hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, phải tổ chức hội nghị người lao động. Xin hỏi, nếu người sử dụng lao động không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Về câu hỏi này, bà Hoàng Thị Thu Hương - Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Nghệ An trả lời như sau:
Theo Điều 47, Nghị định 145/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, thì hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
Ngày 17/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, Bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, hành vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.
6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
Như vậy, nếu người sử dụng lao động không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
![]() Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra 4 vụ việc CNLĐ đình công, ngừng việc tập thể gây ra những lo ... |
![]() Mấy hôm nay, gói mì tôm - thức ăn thông dụng rẻ tiền của những người làm công ăn lương đã tăng 10%. Đấy là ... |
![]() Vấn đề nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất càng trở nên cấp thiết qua đợt dịch Covid-19 lần thứ ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
