![]() |
Công nhân may Việt Thịnh kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ảnh: N.N |
Chị Nguyễn Thị Thanh (quê Nghệ An) hiện đã làm việc tại một công ty thuộc ngành May mặc ở Khu chế xuất Linh Trung 1 (TP Thủ Đức, TP.HCM) được gần 20 năm. Trong suốt thời gian chị làm việc ở đây đều được khám sức khỏe định kỳ do công ty tổ chức. Do đặc thù công việc, chị Thanh cùng nhiều đồng nghiệp khác phải ngồi nhiều, tập trung cao để không làm ra sản phẩm lỗi. Mắt, tay và chân cần phải phối hợp với nhau nhịp nhàng. Chính vì thế, thỉnh thoảng chị Thanh cũng thấy mỏi lưng, đau mắt…
Những lúc như vậy, chị Thanh đều tìm đến phòng y tế của công ty để thăm khám. Ngoài thời gian được khám sức khỏe định kỳ, chị Thanh cũng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để đi bệnh viện khi cần thiết. Điều này cho thấy rằng sức khỏe của người lao động được quan tâm, đảm bảo và chăm lo một cách đầy đủ nhất.
Không những thế, trước thời điểm dịch bệnh, công ty của chị Thanh cũng cho người lao động đi du lịch hàng năm. Đây cũng là cách là để công nhân lao động được thư giãn, nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động để làm việc.
![]() |
Khám sức khỏe định kỳ tại Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Đại Dũng. Ảnh: ĐVCC |
Ông Phạm Quang Anh, Tổng Giám đốc Công ty May mặc Dony (Bình Chánh, TPHCM) cho biết, công ty vẫn luôn tuân thủ khám sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật. Không những thế, để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, công ty còn sử dụng nguồn nước sạch, máy lọc không khí sạch và đặt suất ăn đảm bảo vệ sinh cho người lao động.
Việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động mang lại lợi ích cho cả bản thân công nhân lao động và doanh nghiệp. Qua khám sức khỏe định kỳ, người lao động có thể phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe để điều trị kịp thời, an tâm lao động và sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nắm được tình hình sức khỏe người lao động nên có thể sắp xếp vào vị trí phù hợp nhằm giúp người lao động đạt năng suất cao khi làm việc.
![]() |
Sức khỏe của người lao động rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Ảnh: ĐVCC |
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Đại Dũng cho biết, Công ty khám sức khỏe cho công nhân lao động một năm hai lần. Tỷ lệ công nhân nữ của công ty khoảng 10%. Môi trường làm việc của công ty có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp như bệnh điếc vì ồn; bệnh phổi vì có bụi, khói… Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động nói chung, nữ lao động nói riêng, công ty và công đoàn đã triển khai rất nhiều giải pháp để người lao động tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe.
Đầu tiên là trang thiết bị bảo hộ như khẩu trang, mặt nạ nàn, nút bịt lỗ tai... đầy đủ, chất lượng. Thứ hai là áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ để thông gió, hút khói, hút bụi, máy móc giảm thiểu tiếng ồn. Tiếp theo là công tác dọn dẹp vệ sinh, vấn đề 5S được triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục nên môi trường làm việc gọn gàng, sạch sẽ. Vấn đề tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo trang thiết bị bảo hộ khi làm việc.
![]() "Bệnh Covid-19 nghề nghiệp" được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 1/4/2023. |
![]() Trong cái lạnh kèm mưa phùn những ngày đầu năm mới 2023, những lao động tự do cũng là bệnh nhân tại xóm chạy thận ... |
![]() Theo Điều 21, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, người lao động (NLĐ) có quyền được khám sức khỏe định kỳ hằng ... |
Tin mới hơn

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
Tin tức khác

Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất

Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Dấn thân vì người bệnh
