Đời sống

Kết quả ngày thứ 17 (14/4) của "Thi thơ vui chiến Cô vy"

Hải Dương
Tác giả: Hải Dương
“Nắng lên hoa lá gọi hè/Thơ ta xuất chưởng quyết đè Cô Vy”. Hôm nay miền Bắc nắng tưng bừng. Nắng đẹp đến nỗi thèm được ra đường; song, nghĩ đến Chỉ thị 16 lại... thôi!
ket qua ngay thu 17 144 cua thi tho vui chien co vy
Tranh thiếu nhi. Ảnh thanh niên.vn

Nắng đẹp, phố phường sau đợt mưa rét sụt sùi như được rửa mặt sáng choang. Tự nhiên nhớ đến Tản Đà.

Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu không chỉ là nhà thơ lớn nhất đầu thế kỷ XX mà còn là một nhà báo sắc sảo. Cũng như thơ, một số bài báo của ông mang tính triết lý, trào phúng cao. Chẳng hạn, một bài viết rất ngắn cùng cái tít cũng ngắn là “Hà Nội”, ông viết đại ý thế này: Có hai người miền núi - lưu ý vào thời kỳ Tản Đà sống, giao thông liên lạc ở miền núi vô cùng khó khăn. Rất nhiều người, nhất là phụ nữ, có thể cả đời không đi qua cái tổng, huyện của mình - được bịt mắt đưa về Hà Nội. Một người được đưa đến những chỗ đẹp đẽ, đèn đuốc lung linh, một người được đưa đến những chỗ tăm tối, hôi hám. Trở về quê, mọi người hỏi ở Hà Nội có gì. Người thứ nhất đáp: Hà Nội toàn là tiên; người thứ hai nói: Hà Nội chỉ toàn là quỷ...

Nhớ Tản Đà vì lẽ đó. Hà Nội trong nắng mới như một thiếu nữ kiêu sa. Nhưng Hà Nội cũng đang là vùng dịch Covid-19 lớn nhất cả nước. Và cũng như nhiều nơi khác, ai biết ở đâu đó trong cảnh sắc đẹp đẽ kia có thể ẩn náu con virus quỷ dữ Covid-19. Trong khi người ra đường cũng đông hơn những ngày đầu thực hiện cách ly. Lo thắt ruột.

“Lời khuyên thơ hãy cất cao

Chớ có tụ tập xôn xao phố phường

Bao nhiêu công sức, tình thương

Đổ sông bể hết vì đường đã đông”.

Trách nhiệm công dân và sự nhạy bén đã giúp sợi tơ nghệ sỹ nhận ra hiểm nguy của việc không nghiêm chỉnh chấp hành triệt để giãn cách xã hội lúc này. Nhiều bài thơ tham dự “Thi thơ vui chiến Cô Vy” hôm nay đã đề cập chuyện đó từ góc độ hài hước. Có khi chỉ là lời vợ chồng khuyên nhau, có khi là sự nhắc nhở nhẹ nhàng người bên cạnh, cũng có khi là thông tin nhắn nhủ tới con “Vy” đừng hy vọng người dân nước này tụ tập…

Tất nhiên, còn nhiều chủ đề vui nhộn, hài hước khác làm nên thành quả “bội thu” của cuộc thi ngày thứ 16. Ban Tổ chức xin cảm ơn các bạn đã góp “từng nhành lúa chín” làm nên sân phơi vàng óng: Chu Quang Thắng, Thanh Trần, Phan Văn Cường, Trần Anh Đào, Tưởng Bở, Cắc Bụp, Văn Luận, Nguyễn Văn Lượng, Tư Lang Thang, Vũ Ba Lan, Nguyễn Văn Học, Minh Sư, Lê Đức Lang, Đoàn Thường, Huyền Cương, Nghĩa Đoàn, Sơn Trần, Đào Quýt Mộc, Kinh Kha, Quan Vân Thắng, Hòa Minh Hằng, Miên Sơn, Hoàng Tuynh, Nông Thị Dất, Ma Từ Đông Đà, Quách Đăng Tỵ, Thu Trần, Y Phia, Hoàng Thanh Trang, Đinh Thức… và các bạn đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Cà Mau, Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh…

Ban Tổ chức xin vui mừng thông báo, với cách thể hiện gần như một tường thuật, ông chồng nọ (ái biết đô?) nhậu rồi đi tăng hai hát hò trong quán kara “ố kìa” và “lĩnh’ Cô Vít; quá trình khai báo thành khẩn nhưng “hơi bị toang” - tác giả Chu Quang Thắng, với tác phẩm “Sợ Cô Vít hơn…” đã đạt Giải Nhất trong ngày. Tác giả Cắc Bụp với tác phẩm “Truy nã Cô Vy”; bằng nghệ thuật tả người, đã nắm rõ lý lịch nên ký lệnh truy nã Cô Vy, cho dù cô ta có là bom bi, ngư lôi cũng cứ ‘xử lý” để mang lại bình yên cho cuộc sống và tác giả Trần Anh Đào với bài thơ “Bao giờ hết dịch” miêu tả một anh chồng “ngoan” nhưng rã rời “đinh ốc bù loong” (hết hiệu quả sử dụng) được trao giải Nhì.

Xin được nồng nhiệt chúc mừng các tác gải đạt giải hôm nay và mong những ngày tới, cuộc thi tiếp tục nhận được nhiều sáng tác thật hay của bạn đọc trên mọi miền Tổ quốc.

ket qua ngay thu 17 144 cua thi tho vui chien co vy
Tranh thiếu nhi. Ảnh thanh nien.vn

Mời bạn đọc thưởng thức các tác phẩm đạt giải hôm nay:

Chu Quang Thắng

SỢ CÔ VÍT HƠN...

Chồng gì mà chồng thế

Vợ bảo cấm chịu nghe

Cứ tụ tập rượu chè

Chẳng e dè Cô Vít.

Rồi một hôm be bét

Mãi khuya lết về nhà

Khụ khụ ho như gà

Phì phò vì khó thở.

Vợ cuống cuồng vì sợ

Gọi cấp cứu đi ngay

Bác sĩ khám cho hay

Triệu chứng này nguy phết!

Run rẩy vì lo chết

Sợ “Vít” hơn vợ mình

Đành khai hết sự tình

Chờ cách ly y tế.

- Đi đâu về khuya thế?

- Dạ đi nhậu cầy tơ.

- Từ tối đến mấy giờ?

- Khoảng hai giờ, chắc thế.

- Ăn gì mà lâu thế?

- Dạ còn đi “ô kê”

- Cùng những ai kể đi?

- Dạ hai mươi người bạn.

Trong đó có hai bạn

Du học Anh quốc về

Lúc đi hát “ô kê”

Thêm hai mươi cô nữ.

- Nói rõ địa điểm nữa?

- Dạ khách sạn Co Na.

- Trước đó đi đâu xa?

- Dạ, sân bay đón bạn.

Đây là tờ biên bản

Hãy kê khai đủ đầy

Rồi ký tên vào đây

Để tôi lên danh sách.

Một số tình tiết khác

Hỏi vợ anh sẽ ra.

- Dạ xin thôi đừng mà

Em làm em tự quyết.

- Em giấu, vợ chẳng biết

Đừng hỏi vợ em nghe.

Cái anh này kỳ ghê

Sợ “Vít” hơn sợ vợ.

Theo luật đã ban bố

Anh sẽ phải cách ly

Vợ anh không cần đi

Mà ở nhà tự cách…

Dạ, từ nay em cạch

Nghe bác sĩ mọi điều

Cám ơn bác sĩ nhiều

Mong giúp em được sống!

Cắc Bụp

TRUY NÃ CÔ VY

Mặt mày như trái bom bi

Tuổi mới mười chín ham đi hại người

Ngon gì lá phổi mà xơi?

Gây bao thảm cảnh cuộc đời khổ đau.

Gốc gác ta biết từ lâu

Tục danh “vầng sáng” đứng đầu hiểm nguy

Thường dùng tên gọi Cô Vy

Cha là gã SARS… âm ti… lâu rồi!

Mặt mày như quả ngư lôi

Mọi người cảnh giác đứng ngồi cách nhau

Ra đường nhìn trước ngó sau

Hắt hơi, hỉ mũi thì mau tránh dùm.

Kẻ thù là kẻ thù chung

Cách ly là cách ngừa phòng Cô Vy

Ga tàu, chợ búa, bến xe…

Là nơi ẩn núp lăm le lây truyền.

Truy từng ngóc ngách ba miề

Nã cho nó chết lăn chiên là rồi

Này bom bi, này ngư lôi

Phen này “cắc bụp”thôi rồi ra ma!

Trần Anh Đào

BAO GIỜ HẾT DỊCH

Từ có dịch corona

Chính phủ ban lệnh cấm ra ngoài đường

Vợ tôi nàng chẳng vấn vương

Việc nhà cứ thế đều nhường cho tôi

Lau nhà rửa chén chồng ơi

Bồng con thay tã tôi thời rất ngoan

Tề gia nội trợ sẵn sàng

Suốt ngày cày cấy vội vàng như trâu

Nhiều khi muốn hộc xì dầu

Nghỉ ngơi ít phút nàng chau đôi mày

Giúp em một chút thôi này

Em còn tỉa nốt (đôi) lông mày cho cân

Mặt sao nổi mụn rần rần

Đợi em ít phút em mần… bung ra

Đắp thêm mặt nạ nữa nha

Chỉ trong chốc lát má da căng tròn.

Trông vợ giờ thấy trẻ non

Còn tôi đinh ốc bù loong rã rời

Bao giờ hết dịch ai ơi

Cho tôi thoát khỏi cảnh đời… éo le!

ket qua ngay thu 17 144 cua thi tho vui chien co vy Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/4

Tính đến 7h sáng ngày 14/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,9 triệu người nhiễm virus corona ...

ket qua ngay thu 17 144 cua thi tho vui chien co vy Liên quan đến bệnh nhân 22 dương tính trở lại: Đà Nẵng vẫn đang chờ thêm thông tin

Sau khi nắm thông tin bệnh nhân 22 được xác định là âm tính với Covid-19 ở Đà Nẵng lại có kết quả dương tính ...

ket qua ngay thu 17 144 cua thi tho vui chien co vy Triệu tập hai đối tượng mạo danh cơ quan BHXH thu gom sổ bảo hiểm của công nhân

Chiều 13/4, bà Lê Minh Lý - Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương cho biết, cơ quan công an đã triệu tập hai đối tượng ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm