Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”
Đời sống

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”

THUỶ LÂM
Tác giả: THUỶ LÂM
Khẩu hiệu ở mỗi cơ quan, đơn vị trường học hay bất kì ở đâu cũng là điều lí tưởng để động viên, khích lệ tinh thần của tập thể hướng đến. Trường Mầm non A Túc ở xã Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã đề ra khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui - no - sạch”, nhà trường đã biến câu khẩu hiệu thành hiện thực, thậm chí vượt xa khỏi khẩu hiệu đó.
Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS: lan tỏa yêu thương từ tổ chức Công đoàn Đánh thức chế độ cho người lao động sau nhiều năm… ngủ quên Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới

Hiện thực hóa câu khẩu hiệu

Tôi đến thăm Trường Mầm non A Túc lần đầu tiên đúng vào giờ ăn trưa của các cháu, thật bất ngờ khi chứng kiến hình ảnh các cháu mặt mũi, chân tay và áo quần gọn gàng sạch sẽ, nhanh nhẹn và trật tự với các thao tác trong bữa ăn. Nhìn các cháu ăn uống ngon lành, vui vẻ thật khiến các cô vui lây.

Bất ngờ bởi trong hình dung của không ít người về hình ảnh của những trẻ em vùng cao, vùng sâu vùng xa là mặt mũi lấm lem, quần áo bụi bặm và chân trần trên đất. Điều đáng nói, những hình ảnh đẹp tôi đang chứng kiến là hình ảnh chân thực hằng ngày, không phải hình ảnh để đón đoàn kiểm tra của cấp trên hay để quay phim, chụp hình truyền thông… Và tôi biết, để có được điều này là sự nỗ lực của tập thể nhà trường.

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”
Giờ ăn trưa của trẻ tại Trường Mầm non A Túc. Ảnh: THỦY LÂM.

Từ câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui - no - sạch”, Ban lãnh đạo Trường Mầm non A Túc đã thấu hiểu được những thiệt thòi của trẻ em dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên đã trăn trở, tâm huyết để tìm ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhất để bù đắp những thiệt thòi cho các cháu.

Trước hết là đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, phối hợp chặt chẽ với y tế triển khai các biện pháp theo dõi, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng. Đồng thời, tăng cường các hoạt động vệ sinh, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em; đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, luyện tập một số thói quen tốt về tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe.

Cùng với đó, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động trong ngày. Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn theo quy định, thay đổi thực đơn theo tuần để trẻ được ăn ngon và ăn no, huy động thêm các nguồn lực để cải thiện thêm bữa ăn cho cháu như sự hỗ trợ bữa ăn trưa từ Câu lạc bộ Ánh Sao cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi. Tăng cường công tác, kiểm tra và sự tham gia giám sát của Ban đại diện cha mẹ trẻ em trong việc bảo đảm chất lượng bữa ăn và an toàn thực phẩm.

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”
Định kỳ, cán bộ y tế đến kiểm tra cân nặng và sức khoẻ cho trẻ. Ảnh: THỦY LÂM.

Các cháu không chỉ được bù đắp thiệt thòi về vật chất mà còn được bù đắp thiệt thòi về mặt tinh thần, nhà trường đã huy động nhiều nguồn lực từ các nhà hảo tâm và phụ huynh để trang bị tivi cho tất cả các phòng học, nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả giáo dục cho trẻ.

Điểm mới đầy sáng tạo của nhà trường là tổ chức nhiều hoạt động để giáo dục trẻ bằng những điều mới lạ, hấp dẫn và lôi cuốn. Đó là những hoạt động trải nghiệm như Lễ hội cồng chiêng, Ngày hội chú bộ đội (22/12), Nhảy dân vũ 8/3, Ngày hội sách, tham quan Hồ Lìa, Ngày chuyển đối số quốc gia… Đặc biệt là tổ chức giao lưu trẻ 5 tuổi với thầy cô giáo và học sinh lớp 1 Trường Tiểu học A Túc, đây là những hoạt động đầy tâm huyết và sáng tạo của tập thể nhà trường.

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”
Hoạt động trải nghiệm của trẻ cùng các cô giáo và phụ huynh. Ảnh: THỦY LÂM.

Các hoạt động được diễn ra có sự tham gia phối hợp của các cô giáo và phụ huynh, với các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: sỏi, trẻ, hoa, đồ dùng gia đình để thực hiện trong các ngày hội, lễ. Trẻ thấy thích thú và hạnh phúc khi được tham gia cùng các cô và bố mẹ mình, là điều không dễ thực hiện ở vùng khó khăn như thế này.

Kết quả đạt được là số lượng trẻ đến trường cao hơn 90%, trẻ tham gia các hoạt động tích cực hứng thú, vốn tiếng Việt của trẻ được nâng cao. Đối với trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đó là hiểu và nói được tiếng Việt, mạnh dạn tự tin, có các kĩ năng tự chăm sóc cá nhân, tham gia hoạt động nhóm, đọc được chữ cái, hiểu về môi trường xung quanh, biết yêu thương người thân, bạn bè và thầy cô.

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”
Trường Mầm non A Túc tổ chức ngày hội chú bộ đội tại trường. Ảnh: THỦY LÂM.

Các thầy, cô giáo Trường Mầm non A Túc đã biến câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thành “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui - no - sạch” như lời chia sẻ của nhiều phụ huynh: “Chúng tôi mong muốn con được đến trường mãi, kể cả thứ 7 và Chủ nhật. Đến trường để được ăn ngon, được vệ sinh sạch sẻ, để được các cô thương và biết tiếng Việt để vào lớp 1”.

Khẩu hiệu là vui nhưng thực tế vượt xa hơn mong đợi là đã trở nên rất vui vì các em được vui - no – sạch, một việc rất khó với trẻ em dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Làm thế nào để các cô đem hơn cả niềm vui cho các trẻ?

Người Rôma có câu “Không ai có thể cho cái mình không có”, bạn phải hạnh phúc mới đem lại niềm hạnh phúc cho người khác. Các cô giáo ở đây có đủ tình yêu thương với trẻ và chính công việc đem đến niềm vui và hạnh phúc cho trẻ cũng là động lực, niềm vui của các cô mỗi ngày nhưng cuộc sống cá nhân các cô vẫn còn không ít khó khăn, cần sẻ chia và giúp đỡ.

Ban lãnh đạo Trường Mầm non A Túc đã chú trọng đặc biệt đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. Các cô được quan tâm từ tinh thần đến đời sống vật chất. Ngoài tiền hỗ trợ dịp lễ Tết, các cô được may áo quần đồng phục và được hỗ trợ thêm 300.000 đồng/năm đối với cô giáo đứng lớp nhà trẻ và các cô cấp dưỡng; hỗ trợ cho 2 góc học tập cho 2 gia đình cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, chưa có góc học tập với số tiền 2,7 triệu đồng.

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”
Các em học sinh thích thú tham gia Ngày hội đọc sách cho bé. Ảnh: THỦY LÂM.

Điểm sáng tạo hiệu quả nhất trong công tác bồi dưỡng đội ngũ chính là nhà trường đã phát huy tối đa vai trò của các cô giáo người dân tộc thiểu số, đội ngũ chủ yếu của nhà trường.

Cô giáo Lâm Thị Thu - Hiệu trưởng Trường Mầm non A Túc chia sẻ: “Vì trẻ ở đây mới đến trường mầm non, mới bập bẹ tập nói nên những cô giáo người địa phương dạy trẻ là một ưu thế rất lớn. Ở đây, các cô giáo đều là những người thân quen nên công tác phối hợp với phụ huynh để cùng chăm sóc trẻ trong các hoạt động của nhà trường là điều thuận lợi, có hiệu quả”.

Các cô giáo người dân tộc thiểu số có nhiều thuận lợi trong giáo dục trẻ, nhà trường cũng đã chú trọng bồi dưỡng thêm những kỹ năng còn hạn chế như: thiếu tự tin, chưa giỏi ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp dạy học. Một cách bồi dưỡng rất thiết thực và hiệu quả được triển khai tại nhà trường là phân công bồi dưỡng hỗ trợ 1-1 (1 giáo viên giỏi ứng dụng công nghệ thông tin và 1 giáo viên dân tộc thiểu số chưa giỏi) với cách này, các cô được chỉ dẫn tận tình, sâu sát.

Ngoài ra, nhà trường còn thuyết phục động viên các cô tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Nhà trường đã phân công giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ và hướng dẫn trực tiếp các cô tham gia dự thi. Qua cuộc thi, các cô không chỉ đạt được danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện mà còn được nâng cao năng lực giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin..., từ đó giúp các cô tự tin hơn rất nhiều.

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”
Cô giáo Hồ Thị Tua trả lời phỏng vấn của phóng viên đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị. Ảnh: THỦY LÂM.

Từ một giáo viên còn rụt rè, tự ti, cô giáo Hồ Thị Tua đã mạnh dạn tự tin trả lời phỏng vấn của phóng viên đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị rằng: “Các cháu ở đây 100% là người Vân Kiều, Pa Cô. Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã sử dụng song ngữ để truyền đạt những kiến thức cho các cháu để các cháu dễ dàng giao tiếp và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, hứng thú hơn khi học”.

Để trở thành một giáo viên mầm non đứng lớp như hôm nay, các cô giáo đã trải qua quá trình nỗ lực, vượt qua khó khăn để vươn lên. Các cô cũng chính là một tấm gương gần gũi, chân thực nhất để giáo dục thế hệ trẻ, làm tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm non nơi đặc biệt khó khăn này.

Hơn cả “một ngày đến trường là một ngày vui”
Trường Mầm non A Túc tổ chức cho trẻ tham quan hồ Lìa. Ảnh: THỦY LÂM.

Để có được những kết quả như thế, không thể quên những con người thầm lặng đằng sau, đó là Ban lãnh đạo, Ban chấp hành công đoàn của nhà trường đã luôn yêu thương, tìm tòi sáng tạo và đồng hành, chia sẻ cùng các cô và người dân ở nơi đây.

Với trẻ dân tộc thiểu số, nhất là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì yếu tố nhà trường có vai trò quyết định, để có thêm nhiều cơ quan, đơn vị biến khẩu hiệu thành hiện thực, chúng ta thay đổi được suy nghĩ mặc định của nhiều người rằng “Băng rôn, khẩu hiệu không phải để hô hào…!”.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS: lan tỏa yêu thương từ tổ chức Công đoàn Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS: lan tỏa yêu thương từ tổ chức Công đoàn

Những câu chuyện đẹp từ sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn dành cho người lao động tại Công đoàn Công ty ...

Đánh thức chế độ cho người lao động sau nhiều năm… ngủ quên Đánh thức chế độ cho người lao động sau nhiều năm… ngủ quên

Nhiều năm trôi qua, hàng trăm giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập ở tỉnh Quảng Trị và cả nghìn người lao động làm ...

Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới Dấu ấn Công đoàn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị trên con đường nông thôn mới

Xác định “tam nông” gồm nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quan trọng và lâu dài, ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm