Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm phù hợp
Nhịp cầu việc làm
Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4):

Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm phù hợp

Gia Hưng
Tác giả: Gia Hưng
Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm phù hợp là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời còn ghi nhận vai trò của người khuyết tật trong đời sống xã hội.
Nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật Thủ đô

Người khuyết tật hoàn toàn có khả năng lao động để sản xuất ra của cải vật chất, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.

Với sự cần cù, khéo léo, nghị lực vượt khó và khát khao được làm việc để khẳng định bản thân, người khuyết tật luôn mong muốn có được việc làm phù hợp, có thu nhập để tự chăm lo cho chính mình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Tuy vậy, trong điều kiện bình thường, cơ hội việc làm đối với người khuyết tật vốn đã khó khăn, thì nay trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau đại dịch covid-19, vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật càng thêm nhiều trở ngại.

Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm phù hợp

Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật thu hút nhiều tham gia. Ảnh: T. Oanh

Di chuyển trên chiếc xe lăn, Nguyễn Doãn An (23 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) có mặt tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội từ 8 giờ sáng ngày 16/4 để tham gia "Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật".

An chia sẻ, cậu đã từng được học về tin học văn phòng và thiết kế đồ họa nhưng từ khi tốt nghiệp chưa tìm được công việc nào phù hợp. An mong muốn thông qua sự kiện có thể tìm kiếm được công việc liên quan đến máy tính hoặc đồ họa như photoshop hay thiết kế đồ họa… với mức lương ổn định từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng.

Tương tự, anh Nguyễn Hoàng Nam (Thanh Oai, Hà Nội) bị khuyết tật chân, chỉ mong muốn có được công việc ổn định. Thế nhưng, “với những lao động như chúng tôi, quá trình đi tìm việc được ví như hành trình tìm kiếm sự may rủi” - anh Nam ngậm ngùi chia sẻ sau rất nhiều lần tìm được việc làm, nhưng mỗi công việc cũng chỉ kéo dài 6 tháng đến một năm.

Những rào cản trong quá trình tìm kiếm việc làm đối với người khuyết tật có nhiều, nhưng theo ông Đặng Văn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, nguyên nhân chính là do suy nghĩ, quan điểm của người sử dụng lao động và học vấn của người khuyết tật còn thấp.

“Do đó, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm phù hợp là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời còn ghi nhận vai trò của người khuyết tật trong đời sống xã hội”, ông Nguyễn Tây Nam - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội khẳng định.

Hà Nội có 112.171 người khuyết tật, trong đó có 7.704 người khuyết tật có khả năng lao động. Nhiều người khuyết tật vươn lên làm chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm phù hợp

Doanh nghiệp phỏng vấn người khuyết tật. Ảnh: ĐVCC.

Trong thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội định kỳ tổ chức các phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật nhằm hỗ trợ, động viên người khuyết tật tích cực học tập, tham gia vào thị trường lao động.

Tại phiên giao dịch việc làm hôm 16/4 có 33 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với 1.117 chỉ tiêu tuyển dụng và tuyển sinh, trong đó có 11 doanh nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh 386 chỉ tiêu lao động là người khuyết tật.

Có thể kể đến các cơ sở sản xuất, đào tạo như: Công ty Cổ phần Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hàng không Việt Nam, Hợp tác xã Trái Tim Hồng, Câu lạc bộ Thanh thiếu niên khuyết tật Vườn Hướng Dương, Công ty TNHH Thêu tranh ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương, Công ty TNHH Xã hội 3/12…

Các công ty tuyển lao động là người khuyết tật làm nhân viên bán vé máy bay, thêu tranh ảnh, sản xuất đồ thủ công, dịch vụ giặt là, may cờ, sản xuất và kết hạt... với mức lương ban đầu 3,5 – 4 triệu đồng/tháng, thậm chí có doanh nghiệp trả lương 8 triệu đồng/tháng.

Thông qua phiên giao dịch, người khuyết tật có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác về đơn vị tuyển dụng. Họ còn biết đến chính sách pháp luật về lĩnh vực việc làm, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về người khuyết tật.

"Những hoạt động như vậy đã góp phần thúc đẩy tuyển dụng lao động từ các công ty, doanh nghiệp với người khuyết tật", ông Trịnh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội chia sẻ.

Việc làm cho người khuyết tật chính là con đường bền vững giúp họ thực sự hòa nhập cộng đồng. Có việc làm, người khuyết tật không chỉ có cơ hội tiếp xúc với xã hội mà còn có thu nhập, tạo dựng cuộc sống.

Ông Đặng Văn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cho biết, cần có sự thay đổi, nhất là về chính sách hỗ trợ thúc đẩy nguồn lực lao động là người khuyết tật, đồng thời thay đổi về nhận thức, tư duy của doanh nghiệp và có chính sách bảo đảm tỷ lệ người khuyết tật có việc làm nhiều hơn trong thời gian tới.

Ông Trịnh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội thì bày tỏ mong muốn các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh khi tuyển lao động là người khuyết tật nên tạo cho họ có môi trường thân thiện; có đường dốc và khu vệ sinh tiếp cận theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng để thuận tiện cho người khuyết tật khi đến làm việc.

Nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin sẽ là nhân tố quan trọng để người khuyết tật tiếp cận việc làm phù hợp, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin. Đơn cử như:

Điều 43 Luật Người khuyết tật quy định: Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.

Quyết định số 1190 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 nêu rõ các hoạt động trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đó là: Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trợ giúp người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông…

Mời độc giả lắng nghe chia sẻ của đồng chí Tống Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Công ty TNHH Chilisin Việt Nam (thuộc KCN VSIP Hải Phòng) - doanh nghiệp FDI có số lao động là người khuyết tật lớn nhất ở Hải Phòng.

Chương trình nằm trong series TALK CÔNG ĐOÀN của Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Gia tăng niềm tin về thị trường lao động minh bạch Gia tăng niềm tin về thị trường lao động minh bạch

Trong bối cảnh các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người lao động gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối cung – cầu lao ...

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm lưu động

Năm 2024, TP. Hà Nội sẽ tổ chức 19 phiên giao dịch việc làm lưu động, kỳ vọng mang đến nhiều cơ hội học nghề ...

Gần dịp nghỉ lễ, nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất? Gần dịp nghỉ lễ, nhóm ngành nào có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất?

Gần dịp nghỉ lễ, các ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng lớn tập trung ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ, lưu ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm