Hỗ trợ lao động hồi hương khởi nghiệp tại Việt Nam
Thị trường lao động

Hỗ trợ lao động hồi hương khởi nghiệp tại Việt Nam

Phương Mai
Tác giả: Phương Mai
Đây là một trong những vấn đề được đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đưa ra tại hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN, diễn ra chiều ngày 17/10 tại Hà Nội, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Hội nghị nhằm thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo, tăng cường hiểu biết cho người dân về hợp tác ASEAN, sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam và định hướng hợp tác ASEAN trong giai đoạn tiếp theo.

Ông Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao, cho biết, các đối tác đều khẳng định ASEAN là ưu tiên trong chính sách tại khu vực, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN; cùng ASEAN triển khai hợp tác toàn diện, đẩy mạnh kết nối kinh tế, thương mại và đầu tư, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nâng cao tự cường, hợp tác giáo dục, đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…

Hỗ trợ lao động hồi hương khởi nghiệp tại Việt Nam
Hội nghị có sự tham gia của đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí.

Đáng chú ý, tại hội nghị, bà Hà Thị Minh Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ LĐ,TB&XH đã có những trình bày về “Nỗ lực của ASEAN trong việc hình thành và thiết lập các biện pháp hỗ trợ lao động di cư trong khu vực”.

Theo đó, để đánh giá tiến độ triển khai các hoạt động thuộc kế hoạch hành động, ASEAN thực hiện hoạt động tự đánh giá định kỳ. Lần đánh giá đầu tiên được thực hiện năm 2020.

Việt Nam hiện đã có cơ chế để đáp ứng 67/70 tiêu chí của bảng tự đánh giá. “Ta đang tích cực xây dựng hệ thống thông tin lao động di cư để kết nối thông tin giữa người lao động với thị trường lao động tại quốc gia tiếp nhận”, bà Đức thông tin.

Tạo điều kiện, hỗ trợ lao động hồi hương khởi nghiệp tại Việt Nam
Bà Hà Thị Minh Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Người đưa tin

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ LĐ,TB&XH cũng nêu ra một số vấn đề cần quan tâm hiện nay, khi số lao động không chính thức (không có giấy tờ hoặc đi làm việc ở nước ngoài theo các kênh không chính thống) trong ASEAN vẫn còn cao. ASEAN đã có một số nghiên cứu và cơ chế kết nối công nhận lẫn nhau về trình độ kỹ năng, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất trong tiêu chuẩn trình độ giữa các quốc gia trong khu vực.

Bên cạnh đó, di cư lao động quốc tế hiện đang đi theo xu hướng chủ sử dụng lao động trả phí. ASEAN hiện đang bắt đầu trao đổi, thảo luận về nội dung này và Việt Nam đã có một số bước tiến. Nội dung này sẽ tiếp tục được đưa ra trao đổi trong ASEAN trong thời gian tới.

Theo đó, việc tạo việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho lao động di cư quay trở về để tận dụng được nguồn lực, tài chính và kinh nghiệm có được trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài cần được quan tâm hơn. ASEAN chưa có nhiều hoạt động nghiên cứu về nội dung này (hiện mới có Việt Nam và Indonesia). Do vậy, cần tìm hiểu năng lực, kinh nghiệm mà người lao động tích lũy được trong quá trình làm việc ở nước ngoài để sắp xếp làm việc, hướng dẫn khởi nghiệp phù hợp khi họ về nước.

Tại hội nghị, đại diện các bộ cũng có thông tin về một số nội dung khác như: “Cộng đồng kinh tế ASEAN sau năm 2025, cơ hội và triển vọng từ Hiệp định khung kinh tế số ASEAN”; thông tin về "Hội nghị cấp cao ASEAN 44,45 và các cấp cao liên quan" cũng như những định hướng hợp tác ASEAN trong thời gian tới.

Tạo việc làm cho lao động hồi hương Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Khi những hạn chế về hạ tầng, thu hút đầu tư... dần được khắc phục đã giúp người lao động an tâm làm việc trên ...

Lao động nữ di cư cần được quan tâm nhiều hơn Lao động nữ di cư cần được quan tâm nhiều hơn

Mặc dù doanh nghiệp, chính quyền đã có những nỗ lực trong việc hỗ trợ lao động nữ di cư nhưng mới chỉ đáp ứng ...

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu ...

Tin mới hơn

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tin tức khác

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Xem thêm