Công tác phát triển đoàn viên của Tổng LĐLĐ Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023 |
Diễn đàn nhằm phát huy trí tuệ của đại biểu trong việc thảo luận, đề xuất sáng kiến để giải quyết những vấn đề lớn đặt ra đối với tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh, tham gia xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Diễn đàn "Đổi mới công tác vận động, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn, nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở". Ảnh: Minh Đức |
Đây là diễn đàn đầu tiên trong kế hoạch tổ chức 10 diễn đàn trước thềm Đại hội để như một phần nội dung của Đại hội. Diễn đàn được chủ trì bởi đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Công đoàn Dầu khí Việt Nam được Tổng LĐLĐ Việt Nam lựa chọn là đơn vị phối hợp tổ chức diễn đàn chuyên đề số 1.
Tại diễn đàn, hơn 180 đại biểu đến từ các LĐLĐ tỉnh, thành phố tập trung đông công nhân lao động, khu công nghiệp, quan hệ lao động phức tạp và có kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Ảnh: Minh Đức |
Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đề ra chỉ tiêu đến năm 2028 hệ thống công đoàn cả nước có 15 triệu đoàn viên.
Tính đến tháng 5/2023, hệ thống công đoàn có trên 11 triệu đoàn viên, với khoảng 123.000 công đoàn cơ sở. Tỉ lệ này thể hiện chưa khai thác hết dư địa phát triển đoàn viên.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn ảnh hưởng kéo dài, đứt gãy chuỗi cung ứng, giảm đơn hàng, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động không nhỏ tới cơ cấu lao động, trình độ của công nhân, việc làm và thu nhập… Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực, cho phép tại doanh nghiệp thành lập tổ chức đại diện người lao động bên cạnh công đoàn cơ sở.
![]() |
Các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh: Minh Đức |
Đây là thách thức rất lớn đòi hỏi các cấp công đoàn phải đặc biệt chú trọng công tác vận động phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở. Nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở, nhất là ở khu vực ngoài nhà nước.
Đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đòi hỏi phải thạo chính trị, giỏi kinh tế, tài chính, có bản lĩnh chính trị, kỹ năng thương lượng, nhất là tiền lương và phúc lợi cho người lao động, có khả năng tập hợp người lao động.
Tham luận tại diễn đàn, đồng chí Hoàng Phúc Long - Chủ tịch Công đoàn Liên doanh Việt - Nga (Vietsopetro) chia sẻ, trước đây, khi đến kỳ Đại hội, tổ công đoàn, công đoàn bộ phận và ngay cả công đoàn cơ sở thành viên thường có xu hướng lựa chọn các đồng chí có thâm niên làm việc lâu năm, nhiệt tình với công việc, hòa đồng với mọi người để đề cử bầu vào Ban Chấp hành Công đoàn, bầu làm chủ tịch công đoàn mà không quan trọng vị trí công tác của các đồng chí đó. Cấp ủy cùng cấp cũng thường đồng thuận với các nhân sự được đề cử.
Điều này dẫn đến việc có đồng chí chủ tịch công đoàn đơn vị chỉ giữ chức danh kỹ thuật viên, khi thực hiện công việc gặp hạn chế về giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với cấp ủy, lãnh đạo cùng cấp. Bên cạnh đó hạn chế về kỹ năng tổ chức, nói trước đám đông; không có nhiều thông tin kịp thời về các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để xây dựng chương trình hoạt động phù hợp.
Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động công đoàn; tập trung nhiều vào hoạt động bề nổi (văn hóa, thể thao), hiếu, hỉ… mà chưa đi sâu tham gia vào công tác quản lý cùng chính quyền, đề xuất các chính sách nâng cao chế độ phúc lợi cho NLĐ.
Nhận thấy những bất cập đó, Công đoàn Vietsovpetro đã tham mưu cho Đảng ủy Vietsovpetro ban hành văn bản chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn. Trong đó tập trung thay đổi nhận thức của cấp ủy các cấp trong việc chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn của đơn vị.
![]() |
Đồng chí Hoàng Phúc Long - Chủ tịch Công đoàn Vietsopetro phát biểu tham luận tại diễn đàn. Ảnh: Minh Đức |
Công đoàn Vietsovpetro trực tiếp tham gia vào công tác chỉ đạo quy hoạch cán bộ công đoàn cấp dưới, lựa chọn các đồng chí có phẩm chất, năng lực công tác, uy tín và khả năng quy tụ đoàn viên, người lao động, am hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, và một tiêu chí quan trọng là giữ các vị trí chủ chốt tại các phòng, ban, đơn vị.
Công đoàn tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bằng các chuyên đề thiết thực, gắn với thực tiễn đơn vị, kết hợp hài hòa giữa kiến thức chuyên môn về công tác công đoàn và phát triển kỹ năng mềm cho cán bộ công đoàn.
Kết quả, đến nay đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp trong Vietsovpetro đều là các đồng chí trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác tốt, tâm huyết với hoạt động công đoàn.
Tất cả các đồng chí chủ tịch các công đoàn cơ sở thành viên đều giữ vị trí từ trưởng phòng ban trở lên. Nhiều đồng chí là Phó Giám đốc đơn vị. Từ đó tạo thuận lợi trong việc chủ động đề xuất các chế độ, chính sách có lợi cho người lao động.
Từ kinh nghiệm thực tế, đại diện các Đoàn đại biểu dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn trong thời gian tới.
Trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của Ban Chấp hành Công đoàn các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ. Từ đó đưa ra giải pháp vận động các nhân sự có khả năng, tâm huyết là cán bộ chủ chốt của đơn vị tham gia công tác công đoàn để giới thiệu, đề đạt với cấp ủy.
Tăng cường trao đổi, đề xuất để thay đổi nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy các cấp và người sử dụng lao động về công tác cán bộ công đoàn.
Làm cho cấp ủy, người sử dụng lao động hiểu rõ và nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ công đoàn đối với hoạt động của đơn vị trong tình hình mới. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng với nhiều khó khăn thách thức đặt ra với tổ chức Công đoàn.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, quy hoạch cán bộ công đoàn. Kịp thời kiện toàn, củng cố Ban Chấp hành khi có sự biến động nhân sự.
Tập trung bồi dưỡng toàn diện về kỹ năng, trong đó chú trọng nâng cao kỹ năng hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch; kỹ năng đàm phán, thương lượng, đối thoại của cán bộ công đoàn cơ sở theo hướng đào tạo, bồi dưỡng gắn lý thuyết với thực hành và kỹ năng xử lý những tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng tại chỗ cho tổ trưởng, tổ phó công đoàn; căn cứ vào nhu cầu, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động thực tiễn của cán bộ công đoàn.
Xây dựng các chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ công đoàn. Bố trí cán bộ chuyên trách hợp lý, quan tâm đặc biệt đến chế độ lương, thưởng, phụ cấp, khen thưởng trong điều kiện cụ thể, đảm bảo đủ hấp dẫn để họ gắn bó lâu dài và toàn tâm toàn ý cho công việc, qua đó thu hút được cán bộ giỏi tham gia vào công tác công đoàn.
Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào công tác quản lý, triển khai các hoạt động công đoàn giúp cán bộ công đoàn giải quyết công việc nhanh, hiệu quả. Nâng cao chất lượng phục vụ đoàn viên; nâng cao năng suất, hiệu quả xử lý công việc; xây dựng báo cáo số kịp thời, đa chiều, linh động, chủ động; cập nhật thông tin về đoàn viên sâu sát, chính xác, nhanh chóng hỗ trợ cán bộ công đoàn các cấp ra các quyết định chỉ đạo điều hành...
Video: Phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh bên lề diễn đàn 1.
![]() Đã có nhiều công đoàn cơ sở được thành lập trong các chuỗi siêu thị, các siêu thị tại Việt Nam, hoạt động rộng khắp ... |
![]() Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như ... |
![]() Đoàn tàu tuyên truyền, mang biểu trưng và phương châm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã xuất phát ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
