![]() |
Giáo viên hợp đồng tại Sóc Sơn (Hà Nội) trong một buổi đối thoại. Ảnh: D.T
Thấp thỏm lo âu
Những ngày qua, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tân (sinh năm 1975) vẫn tiếp tục gắn bó với những tiết dạy tại Trường THCS Đông Xuân. 23 năm gắn bó với nghề, dù trải qua nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ cô cảm thấy quãng thời gian thấp thỏm, lo âu, thậm chí là sốc như thời gian qua.
“Lòng tin của chúng tôi biết đặt vào đâu được bây giờ khi thời gian qua cứ mòn mỏi chờ đợi, hy vọng rồi lại thất vọng. Ngày 15/11 vừa qua, lúc 15h30, giáo viên hợp đồng ở Hà Nội nhận văn bản tạm dừng thi, xét tuyển dụng viên chức thì mừng lắm, tôi nhận được bao nhiêu lời chúc của đồng nghiệp, có hy vọng cho công việc của mình. Thế nhưng đến 18h30 lại nhận được thông tin vẫn thi tuyển vòng 2 bình thường. Tôi sốc! Sốc thực sự! Cơ hội với mình không còn nữa!”, nữ giáo viên tâm sự.
Vân vê từng trang giáo án đặt ngay ngắn trên bàn, cô giáo Tân tiếp tục: “Bây giờ buồn lắm, gần đến 20/11 còn buồn hơn. Tôi nghĩ đây là ngày 20/11 cuối cùng của đời mình khi trước đó có thông báo từ ngày 1/1/2020 bị chấm dứt hợp đồng. Hiệu trưởng cũng hỏi han, động viên, nhưng tôi chẳng biết có đến dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới nữa hay không. Đến nhìn đồng nghiệp, học trò lại nghĩ thân phận mình, tôi sợ mình sẽ không chịu được”.
Đây không chỉ là tâm trạng, cảm xúc của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tân mà có lẽ đang là tâm trạng của nhiều người.
Chia sẻ với Báo Lao Động trong tâm trạng chán chường, giáo viên P. - một trong số hàng trăm giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn cho biết bản thân đang cố kìm chế cảm xúc, suy nghĩ để học trò không thấy sự chán nản và những bất lực của thầy cô đang hằng ngày dạy các em về những điều tốt đẹp, về niềm tin và sự công bằng trong cuộc sống.
“Chúng tôi đã quá quen với cảm giác “lên voi, xuống chó” rồi. Chúng tôi bị tôi luyện trong cảm giác hy vọng và thất vọng quá nhiều nên bây giờ chẳng biết cảm xúc của mình như thế nào nữa”, giáo viên này nói.
Hy vọng mong manh
Dù bày tỏ nỗi buồn đến tận sâu thẳm nhưng nhiều giáo viên vẫn mong chờ sẽ nhận được kết thúc tốt đẹp, dù mong manh. Cô giáo Nguyễn Thị Minh Tân chia sẻ: “Hy vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn với mình khi Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nói sẽ cho phép xét đặc cách và Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng hứa là sẽ giải quyết. Tôi vẫn mong muốn có hướng mở cho mình.
Đã 44 tuổi, bước sang năm thứ 23 gắn bó với nghề cầm phấn, đứng trên bục giảng, nếu không làm giáo viên tôi cũng không biết làm nghề gì khác. Tôi đi hỏi ướm mấy chỗ làm công nhân thì người ta nói quá tuổi, đi xin một vài nơi thì không có tay nghề nên cũng khó sắp xếp việc. Có chút hy vọng nhưng mong manh lắm”.
![]() Mới đây, hơn 400 giáo viên hợp đồng tại Hà Nội lại viết đơn kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch UBND ... |
![]() 'Từng ấy năm đứng trên bục giảng, cũng đào tạo ra nhiều học trò xuất sắc, nhưng giờ đây nhiều người gọi mình là ... ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
