Kinh tế - Xã hội

Giao thông Bình Dương gặt hái quả ngọt

TẤN MÂN
Tác giả: TẤN MÂN
Tỉnh Bình Dương hiện có 31 KCN, tổng diện tích 12.721 ha, trong đó 29 KCN với diện tích hơn 11 ngàn ha đã hoạt động hiệu quả, thu hút hơn 2.900 dự án, với tổng vốn đầu tư trong nước là 71.280 tỷ đồng và 24,3 tỷ USD vốn FDI, tạo việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động; hằng năm đạt doanh thu khoảng 32,4 tỷ USD, đóng góp ngân sách Nhà nước khoảng 719 triệu USD. Một trong những lý do quan trọng nhất mang lại cho Bình Dương thành công trên là nhờ đầu tư hạ tầng giao thông rất tốt và tiếp tục đầu tư để giao thông tốt hơn nữa.
Giao thông Bình Dương gặt hái quả ngọt
Hạ tầng giao thông của Bình Dương hôm nay.

Đầu tư cho giao thông từ những ngày đầu tái lập tỉnh

Ngay khi vừa tái lập tỉnh năm 1997, Bình Dương lập tức nâng cấp, mở rộng trục giao thông chính dài 62 km, gồm sáu làn xe nối TP. Hồ Chí Minh lên Tây Nguyên đoạn đi qua Bình Dương. 10 năm tiếp tục mở rộng trục Chơn Thành - Bình Phước, nối vào quốc lộ 14 lên Tây Nguyên. Từ đó đến nay, các tuyến đường của Bình Dương tiếp tục hình thành và mở rộng, nâng cấp từ trung tâm tỉnh tỏa đi các thị xã, huyện và sang các tỉnh, thành phố khác.

Còn nhớ, vào những năm vừa tái lập tỉnh, những đường ĐT nối Bình Dương và các tỉnh, thành phố lân cận như đường 7A (từ cầu Đò đến ngã ba Rạch Bắp), ĐT 741, ĐT 742, ĐT 743, ĐT 744, ĐT 746... có chất lượng rất xấu, đường nhỏ; nhưng chỉ sau khoảng 3- 4 năm, các con đường này đều được mở rộng, tráng nhựa.

Người viết bài này vào những năm nói trên thường xuyên đi hai con đường ĐT 741, ĐT 742 từ Bình Dương lên Bình Phước, đã chứng kiến những cây cầu gỗ của hai con đường này được thay bằng cầu bê tông vĩnh cửu cùng với nâng cấp mở rộng đường, làm cho tốc độ lưu thông tăng lên gấp vài lần trước đây. Sau đó, tiếp tục là những đại lộ được khánh thành tại Bình Dương, nổi bật như đường Mỹ Phước - Tân Vạn có tổng vốn đầu tư đến khoảng 4.300 tỷ đồng, nối các KCN của tỉnh này với Đồng Nai, thông ra quốc lộ 1. Đại lộ này hiện đang tiếp tục được đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng nữa để mở rộng, xây vòng xoay, cầu vượt, đáp ứng mật độ lưu thông ngày càng cao của tốc độ phát triển công nghiệp.

Giao thông Bình Dương gặt hái quả ngọt
Nữ công nhân Bình Dương.

Ưu tiên đầu tư cho đường kết nối vùng

Ông Mai Bá Trước, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương cho biết, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ ưu tiên vốn đầu tư cho giao thông kết nối với các tỉnh, thành phố xung quanh, trước hết là khu vực Đông Nam bộ. Theo đó, tuyến đường Vành đai 3 đã được Bình Dương trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, giao UBND tỉnh Bình Dương thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đoạn qua tỉnh Bình Dương (hiện Bình Dương đã xây dựng được một đoạn của tuyến này, từ ngã ba Tân Vạn đến Bình Chuẩn với 6 làn xe).

Bình Dương cũng đang kiến nghị Bộ GTVT sớm đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 để kết nối Bình Dương với TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai (thực hiện đầu tư xây dựng theo quy mô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Tuyến metro Số 1 Bến Thành - Suối Tiên cũng đã gần hoàn thành; tỉnh sẽ xây dựng đoạn nối dài đến Bình Dương. Một công trình rất lớn nữa là Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 25.275 tỉ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý triển khai xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP); giao các Bộ bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch trung hạn 2021- 2025.

UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ GTVT đề nghị giao UBND tỉnh Bình Dương thẩm quyền thực hiện đầu tư. Tỉnh Bình Dương cũng hết sức quan tâm đến phát triển hệ thống giao thông đường sắt; đã kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai cắm mốc tim tuyến và ranh giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh. Đồng thời, xây dựng các cảng sông, thay thế các cây cầu có độ thông thuyền thấp để khai thác giao thông thủy.

Giao thông Bình Dương gặt hái quả ngọt
Thành phố mới Bình Dương.

Xã hội hóa và chủ động bàn bạc với địa phương bạn

Huy động vốn doanh nghiệp, dùng vốn ngân sách đối ứng là cách Bình Dương đã thực hiện trong xây dựng giao thông rất đáng nghiên cứu và học tập. Tỉnh đã mở rộng nâng cấp quốc lộ 13 theo hình thức BOT từ năm 1997, sau đó xây dựng hàng loạt đường giao thông khác. Đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn cũng là một dự án BOT lớn; trong đó có vai trò chủ lực của Tổng Công ty Becamex IDC (vốn UBND tỉnh chi phối). Ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá: “Xây dựng tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn bằng nguồn xã hội hóa là việc làm đúng đắn của tỉnh Bình Dương…”.

Chủ động bàn bạc trao đổi với các địa phương lân cận, đơn vị liên quan để xây dựng hạ tầng giao thông cũng là bài học hay của Bình Dương. Với các con đường do Trung ương quy hoạch hoặc sang tỉnh bạn, Bình Dương đều chủ động đề nghị làm trước phần qua địa bàn của mình, như các tuyến đường ĐT nối tỉnh bạn, đường Vành đai 3, Vành đai 4 do Trung ương quy hoạch (đoạn qua Bình Dương dài 25,7km tỉnh đã chủ động hoàn thành 17km). Việc xây các cây cầu lớn như Phú Cường, Phú Long, Bạch Đằng 1 và 2… nối với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương cũng đều chủ động thực hiện trước.

Giao thông Bình Dương gặt hái quả ngọt
Khu công nghiệp VSIP Bình Dương.
Người lao động vui mừng khi nhận quà Tết từ Công đoàn Bình Dương Người lao động vui mừng khi nhận quà Tết từ Công đoàn Bình Dương

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã trao 6.500 phần quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhận được hỗ ...

Bình Dương tiếp tục tìm giải pháp chống dịch hiệu quả, sản xuất tăng trưởng Bình Dương tiếp tục tìm giải pháp chống dịch hiệu quả, sản xuất tăng trưởng

Tỉnh ủy Bình Dương vừa phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo trực tuyến về Thích ...

Doanh nghiệp Bình Dương cần tuyển dụng trên 50.000 lao động phổ thông Doanh nghiệp Bình Dương cần tuyển dụng trên 50.000 lao động phổ thông

Hiện nay, ngành Dệt May tỉnh Bình Dương đang cần rất nhiều lao động phổ thông. Chỉ tính riêng trong tháng 10/2021, kim ngạch xuất ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm