Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá đến hết tháng 9 năm 2022 và định hướng các tháng cuối năm 2022.
Theo đó, tính đến hết tháng 9 và nửa đầu tháng 10 năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá chịu nhiều áp lực trong việc kiểm soát lạm phát nhưng đã kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp, cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra.
![]() |
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu giám sát chặt diễn biến giá các mặt hàng dịp cuối năm - Ảnh: moit.gov.vn |
Dự báo những tháng cuối năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội, địa – chính trị thế giới phức tạp, lạm phát ở một số nước có xu hướng tăng, giá cả xăng dầu dự kiến còn biến động khó lường.
Bên cạnh đó, cuối năm, một số chính sách hỗ trợ về thuế ở trong nước sẽ hết hạn, tình hình giải ngân vốn đầu tư công tăng cường hơn. Đây cũng là thời gian cao điểm chuẩn bị cho công tác sản xuất, chuẩn bị hàng dự trữ phục vụ nhu cầu cuối năm, ... Do vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, nhất là đối với các địa phương.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ dư địa lạm phát để chủ động chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.
Trong những tháng còn lại của năm 2022, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý tại từng thời điểm để có biện pháp điều hành phù hợp.
Chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2022 và dịp tết Nguyên đán năm 2023; ưu tiên đảm bảo nguồn cung và cân đối cung - cầu thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm (thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm tươi sống), dịch vụ vận tải, ...
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính bám sát tình hình thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế để chỉ đạo, quản lý, điều hành ổn định, hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.
Các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.
![]() Trong ngày đầu kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV (20/10/2022), Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức ... |
![]() Các thành viên Chính phủ nhận định, trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, tình hình kinh tế - xã hội ở nước ... |
![]() Hôm nay 21/2, vào kỳ điều hành giá xăng dầu mới với bao nỗi lo của dân chúng, doanh nghiệp và cả cơ quan quản ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
