Kinh tế - Xã hội

Nhiều điểm sáng trong phục hồi, phát triển kinh tế xã hội

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Các thành viên Chính phủ nhận định, trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta đến hết tháng 10 năm 2022 tiếp tục đà phục hồi, phát triển nhanh và mạnh với nhiều điểm sáng.

Thông tin được đưa ra trong buổi họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ chiều 29/10, ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo, cho biết, tháng 10 là thời điểm sau 1 năm Chính phủ ban hành và triển khai Nghị quyết 128 về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.

Nhiều điểm sáng trong phục hồi, phát triển kinh tế xã hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Sơn cho biết, đất nước ta đã đi qua hơn 3/4 chặng đường của năm 2022 với sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các cấp, các ngành, các địa phương bám sát tình hình biến động của thế giới và trong nước để có những giải pháp ứng phó linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp thực tiễn.

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng tăng 2,89%. Thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 103,7% dự toán (tăng 16,2%); kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 616 tỷ USD (tăng 14,1%), xuất siêu 9,4 tỷ USD; an ninh lương thực bảo đảm, xuất khẩu lương thực đạt 45 tỷ USD.

Cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,8% so tháng trước và tăng 10,2% so cùng kỳ.

Về sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi. Chỉ số sản xuất toàn ngành Công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 6,3% so cùng kỳ và 10 tháng tăng 9%. 61/63 tỉnh, thành phố có chỉ số công nghiệp 10 tháng tăng.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định, tăng trưởng, bảo đảm tiến độ sản xuất, phục vụ nhu cầu dịp cuối năm và trong dịp tết Nguyên đán 2023.

Thương mại, dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ giữ xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước, tổng 10 tháng đạt gần 4,65 triệu tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2019. Khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng đạt gần 2,4 triệu lượt, tăng 18,8 lần so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 10 tháng là 178.500, tăng 38,3% so cùng kỳ.

Từ tháng 7/2021 đến nay đã hỗ trợ hơn 87,5 nghìn tỷ đồng cho hơn 55,26 triệu lượt người lao động và gần 851.000 người sử dụng lao động.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dẫn đánh giá của Nikkei Asia: “Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về đà phục hồi sau đại dịch COVID-19 (đứng thứ 8 thế giới)”. Đồng thời cho biết nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 và 2023.

Nhiều điểm sáng trong phục hồi, phát triển kinh tế xã hội
Toàn cảnh buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cho rằng nước ta còn không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt, xử lý: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng suy giảm; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; sức ép về lạm phát, điều hành tỷ giá; hoạt động của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ chưa thật hiệu quả; hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn…

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm chỉ đạo, điều hành thời gian tới: Càng khó khăn, thách thức thì càng phải đoàn kết thống nhất, chia sẻ để cùng nhau vượt qua; giữ đoàn kết và bảo đảm sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa Chính phủ với các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác. Tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.

Đồng thời, tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận dễ dàng hơn nguồn tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn hàng cho xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu trong nước tăng trong dịp cuối năm.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, hoàn thiện các dự án luật, bảo đảm tiến độ, phù hợp tình hình thực tiễn.

Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tập trung vào triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thành tựu về phát triển KTXH. Nâng cao hiệu quả quản lý báo chí; chủ động, tích cực đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch; xử lý nghiêm các vi phạm.

Áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với kỷ luật đảng Áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với kỷ luật đảng

Sau khi xin ý kiến và được sự thống nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành ...

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân đối nguồn lực tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 Đại biểu Quốc hội đề nghị cân đối nguồn lực tăng lương cơ sở từ 1/1/2023

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, hiện nay mong muốn ...

Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Thứ Sáu, ngày 28/10/2022, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 8 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm