Kinh tế - Xã hội

Giai đoạn 2023-2025 mục tiêu của nhiều địa phương vẫn là nhà ở xã hội

QUANG ANH
Tác giả: QUANG ANH
Với mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. TP. HCM, thành phố Hà Nội, tỉnh Bình Dương đã có nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với loại hình dự án này.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang gặp nhiều khó khăn, việc đặt ra mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030 sẽ là cơ sở để triển khai các giải pháp mạnh mẽ, góp phần đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, tăng nguồn cung, phát triển lành mạnh thị trường.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản có thể trở lại nhịp tăng trưởng vào cuối quý II năm nay. Chuyên gia cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần chú trọng vào các phân khúc thị trường đang thiếu như nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân, bất động sản công nghiệp.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển NƠXH được ban hành và đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, bảo đảm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào phát triển NƠXH.

Các dự án NƠXH được miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án, cho vay ưu đãi lãi suất thấp...

Bình Dương phấn đấu bình quân đầu người phấn đấu đạt 33,5 m2 sàn/người
Bình Dương phấn đấu bình quân đầu người đạt 33,5 m2 sàn/người năm 2025. Ảnh: PV

Theo tính toán của HoREA, giá bán nhà ở xã hội tại TP.HCM có thể xấp xỉ 40 triệu đồng/m2 do chi phí tạo lập quỹ đất rất cao. Nếu không bỏ quy định dành 20% quỹ đất bắt buộc tại các dự án nhà ở thương mại, chắc chắn rất nhiều người dân sẽ không có khả năng mua nhà do vượt quá thu nhập tích lũy.

Được biết, Dự thảo Luật Nhà ở đang được lấy ý kiến đóng góp đã bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô diện tích từ 10 héc-ta (hoặc 2 héc-ta) phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong dự án. Thay vào đó, bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Nhận định về thị trường bất động sản Việt Nam tại Hội thảo “Bắt mạch thị trường bất động sản Việt Nam và dự báo 2023”, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - cho biết, từ cuối quý II/2022, thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp... đã khiến tâm lý chung trên thị trường e ngại, mọi giao dịch bị trì hoãn.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định, thị trường ngưng trệ, trầm lắng, yếu giao dịch không phải do thực chất thị trường xấu mà do có quá nhiều điểm đã tạo ra sự cưỡng bức, buộc thị trường phải rơi vào trạng thái khó khăn. Thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục có những giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thị trường sẽ dần ấm lên và hoạt động ổn định.

Có thể thấy, việc phát triển NƠXH là vấn đề đã được đặt ra từ rất sớm, nhưng đến nay mục tiêu hướng tới vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Một câu hỏi đang được thực tế đặt ra, liệu bao giờ cung mới theo kịp cầu khi nhu cầu nhà ở tại đô thị rất lớn.

Giai đoạn hiện nay, nhà đầu tư cần chú trọng vào các phân khúc thị trường đang thiếu như NƠXH, nhà ở công nhân, bất động sản công nghiệp.

Thực tế tại TP.HCM, cả năm 2022 chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành và đưa vào sử dụng là dự án Khu nhà ở xã hội Bình Trưng Đông tại thành phố Thủ Đức. Giá nhà ở xã hội tại TP.HCM cũng đang ở mức cao, có xu hướng tiệm cận với giá nhà ở thương mại.

UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5063/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Thành phố xác định các nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội trọng tâm gồm: Đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành 22 dự án hiện nay đã có quyết định, cơ bản giải phóng mặt bằng xong, đang chuẩn bị đầu tư hoặc đang thi công xây dựng, với khoảng 1.215.000m2 sàn nhà ở, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Thành phố tiếp tục triển khai 28 dự án còn lại dự kiến hoàn thành giai đoạn sau năm 2025 để bù đắp phần diện tích nhà ở còn thiếu so với mục tiêu của kế hoạch hoặc triển khai các dự án xây mới có tiến độ hoàn thành giai đoạn 2021-2025; đồng thời, chuẩn bị đầu tư năm dự án khu nhà ở xã hội độc lập và triển khai các dự án xây mới có tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2025.

Còn tại Bình Dương, để thực hiện các mục tiêu về nhà ở giai đoạn 2021-2025, HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 42/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đạt 33,5 m2 sàn/người. Trong đó, tại khu vực đô thị đạt 34,0 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 29,64 m2 sàn/người.

Bộ Xây dựng: Đã đề xuất một số giải pháp xây ít nhất 1 triệu căn nhà xã hội Bộ Xây dựng: Đã đề xuất một số giải pháp xây ít nhất 1 triệu căn nhà xã hội
Giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Những mục tiêu cụ thể phát triển thị trường lao động đến năm 2025 Những mục tiêu cụ thể phát triển thị trường lao động đến năm 2025

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm