An toàn, vệ sinh lao động

Gắn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với phòng ngừa

Nguyễn Gia Hùng - Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) là một thành phần quan trọng của hệ thống BHXH ở nước ta, do người sử dụng lao động (NSDLĐ) bắt buộc phải đóng cho người lao động (NLĐ), nhằm bảo đảm hơn đời sống của NLĐ khi gặp rủi ro TNLĐ, BNN.
Gắn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động,  bệnh nghề nghiệp với phòng ngừa
Theo Luật ATVSLĐ quy định NSDLĐ hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN. Nguồn: dangcongsan.vn

Luật ATVSLĐ quy định NSDLĐ hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN. Ngoài các nội dung chính được quy định trong Luật BHXH nhằm chi trả, bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, BNN, Luật ATVSLĐ bổ sung thêm các nội dung: Điều 55. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc và Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN.

Cụ thể: Điều 55 quy định trường hợp người bị TNLĐ, BNN được NSDLĐ sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý, nếu phải đào tạo NLĐ để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần. Điều 56 quy định: Hằng năm, Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN được hỗ trợ bao gồm: Khám, chữa BNN; phục hồi chức năng lao động; điều tra lại các vụ TNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan BHXH; huấn luyện về ATVSLĐ cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN. Phạm vi điều chỉnh của Luật ATVSLĐ đã mở rộng đối tượng đóng, hưởng chế độ TNLĐ, BNN phù hợp với đối tượng đóng BHXH cho cả NLĐ không có HĐLĐ, NLĐ dưới 15 tuổi, kể cả NLĐ đã nghỉ hưu…

Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định và hướng dẫn một số điều của Luật ATVSLĐ về Bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc; Nghị định 44/2017/NĐ-CP về điều chỉnh mức đóng Bảo hiểm TNLĐ, BNN. Bộ LĐ-TB&XH cũng ban hành Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc.

Gắn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động,  bệnh nghề nghiệp với phòng ngừa

Sinh viên trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội đang được huấn luyện về ATVSLĐ. Nguồn: kinhtedothi.vn

Để hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và tiết kiệm ngân sách nhà nước, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất Chính phủ giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ. BNN từ 1% trên quỹ tiền lương xuống còn 0,5% trên quỹ tiền lương. Với chính sách này, mỗi năm tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước gần 1.000 tỷ đồng và cho doanh nghiệp gần 3.000 tỷ đồng.

Thực hiện quy định của Luật ATVSLĐ và Nghị định 37/2016/NĐ-CP, hầu hết các trường hợp TNLĐ, BNN đã xác định tỷ lệ suy giảm sức khỏe đều được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật, như chi khám giám định thương tật (bình quân hơn 1,9 tỷ đồng/năm); chi trợ cấp (bình quân gần 148 tỷ đồng/năm); chi hỗ trợ chuyển đổi nghề (bình quân gần 67 tỷ đồng/năm)… với mục đích chuyển mạnh từ bị động giải quyết hậu quả sang chủ động phòng ngừa, giảm thiểu TNLĐ, BNN.

Để thực hiện tốt hơn chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc, các cấp, ngành cần tích cực sử dụng hiệu quả nguồn tối đa 10% từ nguồn thu bảo hiểm TNLĐ, BNN hằng năm (500 tỷ mỗi năm) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, NLĐ trong cả nước phòng ngừa TNLĐ, BNN; mở rộng nội dung hỗ trợ, nâng mức bồi thường trợ cấp; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN sang khu vực không có quan hệ lao động. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách TNLĐ, BNN tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giải quyết đóng, hưởng chế độ TNLĐ, BNN, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, đảm bảo quyền lợi của NLĐ.

Gắn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động,  bệnh nghề nghiệp với phòng ngừa
Để thực hiện tốt hơn chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN cần mở rộng nội dung hỗ trợ, nâng mức bồi thường trợ cấp; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN sang khu vực không có quan hệ lao động. Nguồn: vneconomictimes.com

Bộ LĐ-TB&XH cũng đã xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 37/2016/NĐ-CP theo hướng: Bỏ bớt thủ tục hành chính; quy định rõ hơn với mức hỗ trợ cao hơn; quy trình xác định đối tượng được hưởng nhanh hơn, chính xác hơn, quy trình thực hiện thuận lợi hơn, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động phòng ngừa, giảm TNLĐ, BNN. Theo đó:

Về khám, chữa BNN: Thực tế, doanh nghiệp rất ngại, thậm chí trốn khám phát hiện BNN cho NLĐ vì tốn kém so với khám sức khỏe bình thường. Khi phát hiện ra BNN, doanh nghiệp lại phải mất rất nhiều chi phí chữa bệnh cho NLĐ và phải cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động. Chính vì thế, quy định hỗ trợ khám, chữa BNN là giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi, chế độ cho NLĐ.

Về phục hồi chức năng cho NLĐ: Khi NLĐ không may bị TNLĐ, bị suy giảm chức năng của các bộ phận cơ thể, NLĐ khó làm được công việc bình thường, dễ bị sa thải, mất việc làm. Quy định hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi chức năng cho NLĐ là rất nhân văn, vừa giúp doanh nghiệp giảm chi phí phục hồi, giúp NLĐ phục hồi chức năng có thể tiếp tục làm công việc phù hợp, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình; vừa giúp NLĐ yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp.

Gắn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động,  bệnh nghề nghiệp với phòng ngừa
Quy định hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi chức năng cho NLĐ vừa giúp doanh nghiệp giảm chi phí phục hồi, giúp NLĐ có thể tiếp tục làm công việc phù hợp, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Nguồn: thuocdantoc.vn

Về điều tra lại các vụ TNLĐ, BNN theo đề nghị của cơ quan BHXH: Khi chưa có quy định này, Đoàn điều tra TNLĐ đưa ra kết luận điều tra, có trường hợp BHXH không đồng tình, nên có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp, nhất là chế độ chính sách không thực hiện được, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ và Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN nhưng khó tổ chức điều tra lại vì chưa có quy định của pháp luật. Vì vậy, quy định này sẽ giải quyết được dứt điểm vướng mắc nêu trên.

Về hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ: Đây là hoạt động rất quan trọng trong phòng ngừa TNLĐ, BNN. Khi NLĐ được huấn luyện ATVSLĐ theo đúng các quy định của Luật ATVSLĐ, Nghị định 44/2016/NĐ-CP và huấn luyện các giải pháp làm việc an toàn tại cơ sở sản xuất, họ sẽ hiểu các rủi ro, biết cách phòng tránh nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ, BNN. Biết bảo vệ mình và đồng nghiệp xung quanh, đem lại hạnh phúc cho gia đình của họ khi không xảy ra TNLĐ, BNN. Tránh được TNLĐ, BNN là tránh bị mất đi sức khỏe, tính mạng; giảm chi phí, thiệt hại cho doanh nghiệp; đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình, góp phần phát huy hiệu quả của Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Gắn chính sách bảo hiểm tai nạn lao động,  bệnh nghề nghiệp với phòng ngừa

NLĐ được huấn luyện ATVSLĐ theo đúng các quy định của Luật ATVSLĐ sẽ giảm các rủi ro, phòng tránh nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ, BNN. Nguồn: kiemdinhsaigon.net

Nghị định sửa đổi Nghị định số 37/2016/NĐ-CP đã được trình Chính phủ ban hành. Với hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN sẽ ngày càng phát huy hiệu quả, bảo vệ sức khỏe, tính mạng NLĐ, hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, góp phần đảm bảo an toàn, trật tự, phát triển xã hội.

Đà Nẵng: Ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tại KCN An Đồn Đà Nẵng: Ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tại KCN An Đồn

Chiều 20/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết đã ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ...

Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm Cấm chợ tự phát, người lao động lo lắng không thể mua nhu yếu phẩm

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, TP.HCM đã nâng cao mức độ giãn cách. Chợ tự phát đã được yêu ...

Điệu nhảy cổ vũ ở tâm dịch Bắc Giang của những người vận hành “Siêu thị 0 đồng” Điệu nhảy cổ vũ ở tâm dịch Bắc Giang của những người vận hành “Siêu thị 0 đồng”

Giữa nắng nóng lên đến 40 độ C, nhiều người cảm thấy như được tiếp thêm động lực nhờ bài nhảy đáng yêu của ...

Tin mới hơn

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.

Tin tức khác

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Xem thêm