![]() |
Một góc trường mầm non Hạ Sơn - Ảnh: H.Đ |
Để phấn đấu đạt chuẩn vào cuối năm học 2016 - 2017 theo chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã triển khai xây dựng nhiều hạng mục công trình ở trường mầm non Hạ Sơn. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2017, trường mầm non Hạ Sơn đã tiến hành triển khai 11 hạng mục công trình như sân gạch block, vườn cổ tích, làm vườn cổ tích, dàn mát bếp và nhà xe… Các hạng mục này đều do trường mầm non Hạ Sơn làm chủ đầu tư với tổng dự toán lên đến hơn 750 triệu đồng.
Bước vào đầu năm học 2017-2018, khi các hạng mục công trình của trường và đi vào hoạt động, cùng với đó là nhà trường đón nhận danh hiệu “Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1”.
“Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1” là niềm hân hoan của các giáo viên Trường mầm non Hạ Sơn cũng như các phụ huynh có con em theo học tại trường. Đặc biệt hơn, đây là trường học thuộc địa bàn xã 135 của huyện miền núi Quỳ Hợp nên điều đó lại càng thêm ý nghĩa.
Tuy nhiên, kể từ ngày đón nhận danh hiệu “Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1”, trường mầm non Hạ Sơn lại rơi vào cảnh nợ đầm đìa. Hàng năm, nhà trường không có thêm nguồn thu, không vận động được xã hội hóa vì người dân nơi đây chủ yếu là con em của các gia đình hộ nghèo, cận nghèo. Trong khi đó, ngành giáo dục và UBND huyện Quỳ Hợp lại không có nguồn để trả nợ cho các nhà thầu thi công công trình của trường.
Trước tình cảnh đó và thời gian nợ kèo dài, không có nguồn trả, một số nhà thầu đã nhiều đến nhà trường để “đòi nợ” nhưng cũng bất thành. Một số trường hợp đã phải UBND xã Hạ Sơn vào cuộc, đứng ra giải quyết và viết biên bản cam kết về thực trạng nợ nần của Trường mầm non đối các nhà thầu thi công.
“Em làm công trình trong trường xong đã lâu mà vẫn chưa được trường thanh toán để trả cho anh em công nhân. Em đã nhiều lần vào trường hỏi nợ thì bà hiệu trưởng chỉ hứa lên hứa xuống. Em gửi kiến nghị ra phòng giáo dục và xã thì trường làm cam kết trả nợ cho em. Hạn cuối là 30/6 nhưng đến nay trường vẫn cứ chây ỳ không chịu trả”, anh N.V.S, một doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Quỳ Hợp bức xúc nói.
Trao đổi về vấn đề này, bà Vi Thị Thúy Hằng, Hiệu trưởng trường mầm non Hạ Sơn phân trần: Được sự chỉ đạo của UBND huyện và Phòng giáo dục huyện Qùy Hợp, nhà trường đã tiến hành xây dựng các hạng mục công trình để đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, sau khi đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, nhà trường lại không thu được nguồn xã hội hóa nên dẫn đến cảnh phải nợ tiền các nhà thầu.
Ngoài được một số ít tiền thưởng sau khi trường Đạt chuẩn Quốc gia thì việc, nhiều năm không có nguồn thu để trả nợ, Ban giám hiệu nhà trường đã có báo cáo với Phòng giáo dục huyện Qùy Hợp nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết – bà Vi Thị Thuý Hằng cho biết thêm.
![]() |
Không có khả năng trả nợ, trường mầm non Hạ Sơn "cầu cứu" cấp trên để xin kinh phí - Ảnh: H.Đ |
Ông Hồ Bình Minh - Trưởng Phòng giáo dục và Đào tại huyện Qùy Hợp (Nghệ An) cho biết, phòng cũng đã nhận được báo cáo của trường mầm non Hạ Sơn về việc nợ kéo dài sau khi Đạt chuẩn Quốc gia hơn 400 triệu đồng.
Việc trường nợ kéo dài là “một tai nạn” trong quá trình xây dựng. Khi làm thì có kế hoạch, lộ trình trả nợ từ nguồn xã hội hóa (nay là vận động tài trợ). Song, khi có văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục & Đào tạo về việc không vận động tài trợ xây dựng đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo nên dẫn đến tình trạng đó. Không thu được nguồn xã hội hóa trong các năm qua, tới đây, Phòng sẽ tham mưu với huyện để tìm hướng giải quyết thực trạng này.
Việc chưa xác định nguồn cụ thể, rõ ràng, nhà trường đã tiến hành xây dựng nhiều hạng mục công trình với tổng dự toán lên đến hơn 750 triều đồng, không quản lý chặt theo Luật đầu tư công. Trong khi đó, trường lại nằm ở khu vực xã 135 với đa phần là hộ nghèo, cận nghèo nên công tác vận động tài trợ không có dẫn đến nợ nần đầm đìa, ông Hồ Bình Minh nói.
Đề cập việc nhà trường có phải bị “ép” đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình nhằm chạy đua thành tích để Đạt trường chuẩn Quốc gia hay không? Thêm nữa, việc nợ quá hạn theo hợp đồng cam kết trả nợ dẫn đến kiện tụng thì sẽ xử lý thế nào?
Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Quỳ Hợp cho biết, việc này dựa trên việc đăng ký của nhà trường. Việc ai sai thì người đó chịu, việc nhà trường ký hợp đồng thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm, giải quyết.
![]() Trong lúc thực hiện đề án “sữa học đường”, Hiệu trưởng trường tiểu học ở Nghệ An đã phát thiếu hàng nghìn hộp sữa cho ... |
![]() Khi trời nhá nhem tối, một trạm điện gần xưởng chế biến đá của huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) bất ngờ bốc cháy dữ dội. ... |
![]() “Cơn lốc” khai thác quặng thiếc diễn ra từ hơn chục năm trở lại đây tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đang để lại nhiều ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
