Đời sống

Suối chết vì khai thác quặng thiếc, 2.000 hộ dân phải dùng nguồn nước nhiễm asen

Duy Ngợi
Tác giả: Duy Ngợi
“Cơn lốc” khai thác quặng thiếc diễn ra từ hơn chục năm trở lại đây tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đang để lại nhiều hệ lụy về môi trường. Không chỉ mất đất, người dân nơi đây còn phải gồng mình gánh chịu việc nguồn nước, đất canh tác bị ô nhiễm nặng nề.    
suoi chet vi khai thac quang thiec 2000 ho dan phai dung nguon nuoc nhiem asen
Suối Nậm Huống thành dòng suối chết vì hoạt động khai thác quặng thiếc ở thượng nguồn - Ảnh: Tuệ Minh

Những dòng suối... chết

Ông Quang Cảnh Duy, cán bộ môi trường, địa chính xã Châu Cường (Quỳ Hợp) cho biết, tuy các mỏ thiếc nằm trên thượng nguồn suối Nậm Huống, cách xã này trên 10 km nhưng có những thời điểm, khi các mỏ hoạt động hết công suất, nước thải chảy xuống đỏ quạch, đặc quánh. Nguồn nước ô nhiễm gần như không thể sử dụng được cho việc gì, ngay cả tưới ruộng.

Bên dòng Nậm Huống, người dân xã Châu Quang (nằm phía dưới xã Châu Cường) cũng là nạn nhân của hoạt động khai thác quặng thiếc. Hai con suối Nậm Tôn và Nậm Huống chảy qua địa bàn, cung cấp nước cho 20 bản của xã từ khi hoạt động khai khoáng bắt đầu rầm rộ đều biến thành suối “chết”.

Có những thời điểm, nước suối Nậm Tôn đỏ và đặc đến mức người dân gọi những bản nằm dọc con suối này là “bản nước đỏ”. Chính quyền địa phương từng ghi nhận hiện tượng trâu bò chết sau khi uống nước suối Nậm Tôn. Ông Võ Xuân Thanh, một người dân xã Châu Quang cho biết, trước đây hai con suối này rất nhiều tôm cá nhưng nay rất ít, thậm chí có thời điểm đã “sạch bóng” cá tôm.

Chỉ tay xuống cánh đồng nằm bên suối Nậm Huống của người dân bản Nhọi (xã Châu Cường), ông Quang Cảnh Duy cho biết, năm 2018, cơn bão số 4 gây mưa lớn, nước từ trên nguồn tràn về, kéo theo bùn của các mỏ khai thác thiếc, phủ lên các cánh đồng một lớp khá dày. “Phù sa về, lẽ ra người dân vui mừng vì đất sẽ màu mỡ hơn, nhưng ở đây thì ngược lại. Bùn tràn vào ruộng lúa thì lúa không lên được, tràn vào ruộng ngô thì ngô trồng lên đó bị thối rễ”, ông Duy nói.

Theo ông Duy, 75/210 ha đất trồng lúa và ngô dọc theo suối Nậm Huống của xã Châu Cường đã có dấu hiệu hoang hóa, những diện tích bị ngập sâu, bùn lũ phủ nhiều thì lúa và hoa màu không sống được. “Năng suất lúa năm ngoái đã giảm 50% so với trước khi các mỏ khai thác chưa hoạt động dù người dân sử dụng giống lúa đảm bảo chất lượng và thời tiết thuận lợi. Xã đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, lên tỉnh nhưng vẫn chưa có hồi âm. Dân ở đây chủ yếu sống bằng cấy cày, giờ đất đai thế này thì không biết lấy gì mà sống”, ông Duy nói.

Hơn 2.000 hộ phải dùng nước nhiễm asen

suoi chet vi khai thac quang thiec 2000 ho dan phai dung nguon nuoc nhiem asen
Dòng suối Nậm Huống ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì khai thác quặng thiếc ở thường nguồn - Ảnh: Tuệ Minh

Hiện nay, thượng nguồn sông Nậm Huống (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) có 3 mỏ quặng thiếc đang khai thác, trong đó có mỏ đã khai thác đến 15 năm. Quá trình khai thác, chế biến làm giàu quặng thiếc đã phát sinh các kim loại nặng như Asen, Crom…

Những kim loại nặng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, về lâu về dài sẽ nguy cơ gây bệnh ung thư. Sau đó, các kim loại nặng hòa tan vào dòng nước của suối Nậm Huống.

Được biết, hiện nay, trên địa bàn thị trấn Quỳ Hợp có khoảng 2.300 hộ dân sử dụng nước sinh hoạt từ Trạm cấp nước Quỳ Hợp. Điều đáng nói, nguồn nước thô đầu vào của Trạm cấp nước Quỳ Hợp được lấy từ thượng nguồn suối Nậm Huống.

Tác động bởi cơn bão số 3, số 4 những ngày qua trên địa bàn huyện Quỳ Hợp thường xuyên có mưa lớn. Với nhiều người dân ở địa phương này, sau đợt nắng hạn kéo dài, những trận mưa đem lại nhiều lợi ích cho các loại cây trồng và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, với các cư dân thị trấn Quỳ Hợp thì ngược lại, vì mưa lớn sẽ có tác động xấu đối với nguồn nước thô mà trạm cấp nước đang khai thác sản xuất nước sinh hoạt.

suoi chet vi khai thac quang thiec 2000 ho dan phai dung nguon nuoc nhiem asen
Văn bản của Sở Tài nguyên & Môi trường Nghệ An khẳng định nguồn nước đầu vào của Trạm cấp nước Quỳ Hợp phục vụ cho hơn 2.000 hộ dân bị nhiễm Asen vượt ngưỡng quy định - Ảnh: Tuệ Minh

Đứng bên dòng Nậm Huống nước chảy xiết một màu nâu vàng, quánh đặc bùn đất, một cán bộ thị trấn Quỳ Hợp phàn nàn: Năm nay, ngay cả khi nắng hạn mà kết quả quan trắc cho thấy nguồn nước suối Nậm Huống chảy về sông Dinh, nơi Trạm Cấp nước Quỳ Hợp khai thác sản xuất nước sinh hoạt vẫn nhiễm kim loại nặng. Giờ mưa lũ liên tục thế này thì chỉ thêm lo, bao nhiêu thứ độc hại ở các mỏ quặng thiếc ở Châu Thành, Châu Hồng lại dồn xuống… và người dân phải lãnh đủ.

Theo kết luận mới nhất (17/7/2019) của Sở Tài nguyên & Môi trường Nghệ An thì nguồn nước thô đầu vào của Trạm cấp nước Quỳ Hợp có thông số TSS, Asen và Crom vượt tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt có một thông số kim loại nặng là Asen vượt 1,3 lần so với quy chuẩn QCVN08MT:2015/BTNMTG cột A2…

Trong văn bản đề nghị di dời vị trí lấy nước đầu vào Trạm cấp nước Quỳ Hợp của UBND huyện Quỳ Hợp ngày 7/8/2019 có đưa ra kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Công ty CP cấp nước Nghệ An di dời cửa lấy nước đầu vào. Cụ thể, UBND huyện Quỳ Hợp kiến nghị thay nguồn nước đầu vào từ suối Nậm Huống sang lấy nguồn nước tại vị trí hạ nguồn dòng suối Nậm Choọng chảy từ các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Châu Lý, Châu Thái, (thượng nguồn không có khai thác, chế biến quặng thiếc). Vị trí này đã được UBND huyện, Sở TN&MT và các Sở, ngành liên quan xác định.

Tuy nhiên, từ đó đến nay kiến nghị của địa phương vẫn chưa được thực hiện. Trong khi đó, nhiều hộ dân sống trên địa bàn thị trấn Quỳ Hợp đã phải chuyển sang sử dụng nước mưa, bỏ kinh phí khoan giếng, hoặc mua các thiết bị để lọc lại nước máy.

Có thể khẳng định, mọi lợi nhuận từ khai thác, chế biến khoáng sản đương nhiên doanh nghiệp hưởng nhưng hàng loạt những hệ lụy, nhất là về vấn đề môi trường thì người dân địa phương lại phải gồng gánh. Và, không biết đến khi nào người dân mới thoát khỏi cảnh “quýt làm, cam chịu”?

suoi chet vi khai thac quang thiec 2000 ho dan phai dung nguon nuoc nhiem asen Ngàn hộ dân cạnh nhà máy nước mỏi mòn chờ nước sạch, chủ đầu tư nói gì?

Sau 3 lần gia hạn, bổ sung với số vốn bị đội lên hơn chục tỷ đồng nhưng dự án nhà máy nước Quỳnh Thọ ...

suoi chet vi khai thac quang thiec 2000 ho dan phai dung nguon nuoc nhiem asen Ngàn hộ dân sống gần nhà máy nước đang... "chết khát"

Gần 8 năm triển khai, công trình nhà máy nước với kỳ vọng phục vụ cho gần 1.400 hộ dân vùng đất bị nhiễm mặn ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm