Nghiên cứu

Dự báo kịch bản một số mô hình tổ chức, hoạt động của công đoàn

PGS. TS. MẠC VĂN TIẾN  - Viện Khoa học Giáo dục và Quản lý kinh tế
Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với nhiều cơ hội và thách thức mới, đặc biệt là thách thức về tiêu chuẩn lao động và vai trò đại diện của NLĐ, đòi hỏi không chỉ doanh nghiệp mà cả tổ chức Công đoàn Việt Nam phải thay đổi mạnh mẽ, nếu như vẫn muốn giữ sứ mạng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của NLĐ.
Dự báo kịch bản một số mô hình tổ chức, hoạt động của công đoàn
Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức. Ảnh: S.T.

Bài viết xin đưa ra một số dự báo về mô hình tổ chức và hoạt động công đoàn khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới.

Bối cảnh trong nước và quốc tế

Bối cảnh trong nước:

Đại hội Đảng lần thứ XIII đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2030, định hình mô hình phát triển đất nước theo hướng trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại (năm 2030) và là nước phát triển (năm 2045), trong đó một lần nữa nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược.

Đổi mới mô hình tăng trưởng nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, gắn với phát triển bền vững (tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm) là cơ hội để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững, gắn với những ngành nghề xanh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thị trường lao động trong mô hình tăng trưởng mới ở nước ta với quy mô đến năm 2025 gần 66 triệu người, trong đó 75% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sẽ là thị trường lao động hiện đại với nhiều ngành nghề mới, trong đó nhiều ngành nghề liên quan đến Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, đến kinh tế xanh.

Cuộc CMCN 4.0 tác động tới chuyển dịch sản xuất theo hướng từ nền kinh tế năng suất thấp sang nền kinh tế năng suất cao; tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu của các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cũng như đóng góp của mỗi ngành trong tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của nước ta thời gian tới.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030, tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam chiếm 18% dân số, nghĩa là chuẩn bị bước vào ngưỡng của quốc gia “dân số già”. Từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự thay đổi mạnh của cơ cấu dân số, đặc biệt dân số trong nhóm thanh niên từ 15-29 tuổi trong cơ cấu lao động giảm. Điều này có nghĩa nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng sẽ ảnh hưởng, do vậy tăng cường đầu tư chiều sâu cho vốn con người và các nhân tố đẩy mạnh tăng năng suất khác càng trở nên thiết yếu hơn nếu muốn duy trì bền vững tăng trưởng cao.

Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động) nên khả năng hấp thụ công nghệ mới và tiếp nhận nhiều lao động, nhất là lao động có kỹ năng cao còn thấp...

Dự báo kịch bản một số mô hình tổ chức, hoạt động của công đoàn
Các thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ảnh: REUTERS.

Bối cảnh quốc tế

Quá trình quốc tế hóa sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng tạo ra xu hướng quốc tế hóa nguồn nhân lực. Hình thành chuỗi giá trị toàn cầu mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi NLĐ phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế.

Quá trình Việt Nam ký kết các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, RCEP, EVFTA...) với những tiêu chuẩn lao động mới, tạo cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ mới, công nghệ hiện đại; những mô hình quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự hiện đại. Việc tham gia các FTA thế hệ mới, đặc biệt là CPTPP, đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ các “luật chơi” chung, trong đó có các tiêu chuẩn về lao động và vấn đề đại diện NLĐ. Điều này đòi hỏi hệ thống công đoàn của nước ta từ Tổng LĐLĐ Việt Nam đến tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp phải thay đổi mạnh mẽ.

Khoa học công nghệ thế giới tiếp tục phát triển nhanh chóng; tác động của CMCN 4.0, công nghệ số, công nghệ thông tin và truyền thông đang và sẽ tạo ra sự thay đổi có tính đột phá trong nhiều lĩnh vực, trong đó có mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tác động và xu hướng hoạt động của tổ chức Công đoàn

Với bối cảnh trong nước và quốc tế nêu trên, chắc chắn có tác động mạnh mẽ tới tổ chức Công đoàn Việt Nam ở các cấp, đòi hỏi phải có sự đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động mới.

Tác động về vai trò, chức năng và mô hình tổ chức. Nếu như hệ thống Công đoàn Việt Nam không đổi mới thì sẽ mất vai trò đại diện, không thu hút được NLĐ tham gia mới vào tổ chức và đoàn viên công đoàn cũ có thể sẽ rời bỏ để gia nhập tổ chức mới.

Tác động rõ ràng nhất là vấn đề đội ngũ. Với hệ thống 4 cấp và từ cấp trên cơ sở trở lên, đại đa số là cán bộ chuyên trách, khi thay đổi mô hình tổ chức, chắc chắn nhiều người trong số này sẽ phải cần sắp xếp lại. Điều này sẽ động chạm đến rất nhiều vấn đề, cả về lợi ích vật chất lẫn tâm lý, tình cảm. Nhưng cùng với việc tinh gọn bộ máy theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, việc sắp xếp đội ngũ để phù hợp với các tiêu chuẩn của CPTPP là điều cần thiết phải thực hiện.

Dự báo kịch bản một số mô hình tổ chức, hoạt động của công đoàn
Công nhân phân loại nấm tại Cơ sở sản xuất nấm Đông trùng Hạ thảo Huy Cương (Lai Châu). Ảnh: LĐLĐ Lai Châu.

Tác động về tăng số lượng đoàn viên sẽ gặp khó khăn. Theo Công ước số 87 của ILO, NLĐ và người sử dụng lao động, không hề phân biệt, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền thành lập những tổ chức đại diện theo sự lựa chọn của mình, có quyền gia nhập các tổ chức đó với một điều kiện duy nhất là tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó. Như vậy, NLĐ có thể lựa chọn quyền tự do liên kết theo hai hình thức: Tự thành lập tổ chức đại diện cho mình theo các quy định của pháp luật, phù hợp với nội dung Công ước số 87; xin gia nhập một tổ chức bảo vệ quyền lợi của NLĐ đã có trước đó (có thể là tổ chức Công đoàn hiện có hoặc tổ chức mới sau khi có CPTPP).

Ở Việt Nam hiện nay, NLĐ chỉ có thể gia nhập tổ chức CĐCS thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam. Như vậy, “quyền” của NLĐ theo Luật Công đoàn thì chỉ có đồng ý tham gia hoặc không tham gia. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi khi Việt Nam tham gia CPTPP, khi phải tuân thủ Điều 2 của Công ước số 87. Trong trường hợp này, tác động rõ nhất là khả năng tổ chức Công đoàn bị “mất quyền” tiếp nhận đoàn viên. Nói cách khác, vấn đề tăng số lượng đoàn viên của tổ chức Công đoàn hiện tại sẽ gặp khó khăn đáng kể, nếu tổ chức Công đoàn không tự đổi mới.

Bên cạnh đó, các quy định về tự do liên kết và thiết chế đại diện dường như chưa có một chuẩn mực nào cả ở phạm vi quốc tế (các công ước) lẫn phạm vi các quốc gia. Do vậy, việc thực hiện thay đổi pháp luật ở Việt Nam liên quan đến vấn đề này có thể có tác động tiêu cực không chỉ đối với hệ thống công đoàn mà với cả hệ thống chính trị của Việt Nam và nếu kiểm soát không khéo, có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường về mặt thể chế.

Dự báo các kịch bản về mô hình tổ chức Công đoàn Việt Nam

Kịch bản thứ nhất

Ở cấp Trung ương (Tổng LĐLĐ Việt Nam), mặc dù tên gọi có thể giữ nguyên hoặc đổi tên cho phù hợp là tổ chức đại diện NLĐ hoặc Trung ương Liên hiệp các Công đoàn Việt Nam (gọi chung là Tổ chức đại diện Trung ương) nhưng bản chất thay đổi, trong đó có các thiết chế song trùng (vừa đại diện cho NLĐ theo mô hình hiện tại, vừa đại diện cho các tổ chức đại diện NLĐ ở cơ sở, không phải là tổ chức CĐCS hiện hành).

Ở cấp cơ sở (doanh nghiệp), tồn tại các tổ chức đại diện NLĐ (bao gồm cả tổ chức Công đoàn hiện hành). Các tổ chức đại diện này tuân thủ các tôn chỉ, mục đích của tổ chức đại diện Trung ương.

Ở giữa cấp Trung ương và cấp cơ sở không còn cấp trung gian như hiện nay (tỉnh và ngành) mà có thể hình thành các tổ chức đại diện cấp vùng (có thể trùng với vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm).

Dự báo kịch bản một số mô hình tổ chức, hoạt động của công đoàn
Cán bộ LĐLĐ huyện Nam Trực (Nam Định) trao Quyết định thành lập CĐCS Công ty TNHH cơ sở sản xuất Hongyu. Ảnh: LĐLĐ Nam Trực.

Kịch bản thứ hai

Ở cấp Trung ương, tồn tại song song hai tổ chức Công đoàn Trung ương, bao gồm tổ chức Công đoàn hiện tại (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và tổ chức đại diện NLĐ Trung ương (đại diện cho các tổ chức đại diện NLĐ ở cơ sở).

Ở cấp cơ sở, hình thành các tổ chức đại diện NLĐ (bao gồm cả tổ chức CĐCS hiện hành). Các tổ chức đại diện NLĐ (không bao gồm tổ chức CĐCS hiện hành) tuân thủ tôn chỉ mục đích và là cấp dưới của tổ chức đại diện NLĐ Trung ương; trong khi đó tổ chức CĐCS hiện hành vẫn tuân thủ tôn chỉ, mục đích và là cấp dưới của Tổng LĐLĐ Việt Nam hiện hành.

Ở giữa cấp Trung ương và cấp cơ sở có thể hình thành các tổ chức đại diện cấp vùng (có thể trùng với vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm), nhưng không phải là cấp hành chính mà chỉ là cấp đại diện cho Trung ương.

Kịch bản thứ ba

Không còn tổ chức Công đoàn hiện tại (Tổng LĐLĐ Việt Nam) mà hình thành Liên hiệp các tổ chức Công đoàn mà tổ chức Công đoàn hiện tại chỉ là một tổ chức thành viên trong Liên hiệp này. Các tổ chức thành viên có thể hình thành theo mô hình dọc từ Trung ương tới cơ sở.

Tài liệu tham khảo

1. ILO. (accessed on 16 May 2016). Tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do liên kết.http://www.ilo.org/global/standards/subjects-covered-by-international-labour-standards/freedom-of-association/lang--en/index.htm.

2. McBride, J. (2005) “Freedom of Association” in Smith, R.K.M. & van den Anker, C. (eds.)The Essentials of Human Rights. London: Hodder Arnold, pp. 18-20.

3. Vũ Minh Tiến (2015): Dự báo tác động tới việc làm, quan hệ lao động và hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do. NXB. Lao động, Hà Nội.

4. Tổ chức Lao động quốc tế (1948): Công ước ILO số 87 về Quyền tự do Lập hội.

5. Nguyễn Xuân Thu (2012), Vai trò tổ chức đại diện người lao động trong cơ chế ba bên, Bộ Tư pháp.

6. Nguyễn Anh Tuấn (2015): Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động tới Việt Nam. NXB. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

Quyền lợi bảo hiểm cho người lao động: Một số kiến nghị từ thực trạng báo động Quyền lợi bảo hiểm cho người lao động: Một số kiến nghị từ thực trạng báo động

Tình trạng trốn đóng, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) cho NLĐ của các ...

Chuỗi hoạt động chăm lo đoàn viên, người lao động của Công đoàn Y tế Nghệ An Chuỗi hoạt động chăm lo đoàn viên, người lao động của Công đoàn Y tế Nghệ An

Triển khai Kế hoạch Tháng Công nhân, Công đoàn ngành Y tế Nghệ An đã tổ chức các hoạt động có trọng tâm để vừa ...

Ban Tổ chức chương trình Xếp xe kỷ lục hình bản đồ Việt Nam giải đáp thắc mắc Ban Tổ chức chương trình Xếp xe kỷ lục hình bản đồ Việt Nam giải đáp thắc mắc

Tại buổi gặp gỡ báo chí công bố chương trình Xếp xe kỷ lục hình bản đồ Việt Nam, Ban tổ chức (BTC) đã giải ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm