Khu công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và cơ cấu dân số mà mỗi tỉnh thành sẽ có số lượng khu công nghiệp khác nhau. Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, bất động sản công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng của thị trường năm 2022.
Theo VARS, tỷ lệ lấp đầy các KCN trên cả nước có xu hướng tăng, đạt mức trên 80%. Tỷ lệ lấp đầy các KCN tại các tỉnh phía Nam là khoảng 85%. Một số khu công nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương được lấp đầy gần như hoàn toàn. Trong đó, Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất cả nước: có 29 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp kín đạt trên 95%.
Hiện nay, 5 tỉnh, thành có nhiều KCN đang hoạt động nhất gồm có: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An và Bắc Ninh. Đồng Nai hiện là tỉnh có số KCN đang hoạt động nhiều nhất cả nước, với 31 KCN.
![]() |
Đồng Nai là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất cả nước, với 31 KCN; tỷ lệ lấp đầy khoảng 84%. Ảnh: IT |
Tỉnh Đồng Nai nằm liền kề TP.HCM, ở giữa 4 vùng kinh tế trọng điểm và có mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Theo đó, Đồng Nai nối liền Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, toàn bộ đồng bằng Sông Cửu Long và là cửa ngõ trọng yếu phía đông của TP.HCM.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai sở hữu hệ thống hạ tầng cơ sở toàn diện, từ mạng lưới giao thông quốc gia đến hệ thống đường kết nối liên tỉnh, liên huyện như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc Nam, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Đồng Nai cũng là tỉnh chiếm hơn 5% tổng chiều dài đường sắt Việt Nam, cùng với đó là dự án sân bay quốc tế Long Thành đang được triển khai. Hơn nữa Đồng Nai có vị trí địa lý gần Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, cụm cảng Sài Gòn – Cát Lái.
Đồng Nai hiện đang có khoảng 40 KCN. Trong đó, 31 KCN đang hoạt động, 1 KCN đang đầu tư xây dựng hạ tầng, còn lại 8 KCN chưa được thành lập. ác KCN đang hoạt động đã xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và thu hút được trên 84% diện tích đất cho thuê. Trong nhiều năm nay, Đồng Nai luôn nằm trong số các địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất cả nước.
Trong khi đó, Bình Dương là tỉnh có diện tích KCN lớn nhất cả nước với tổng diện tích 12.721ha từ 31 KCN, chiếm 1/4 diện tích KCN toàn miền Nam; 13% diện tích Khu công nghiệp Việt Nam. Còn Hưng Yên là tỉnh có quỹ đất dự kiến cho phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước.
Hải Phòng với 14 khu công nghiệp và cụm công nghiệp là địa phương có tổng diện tích khu công nghiệp lớn nhất khu vực phía Bắc. Bắc Ninh là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất miền Bắc (15 khu công nghiệp).
Tuy nhiên, cả nước hiện có rất ít dự án nhà ở công nhân. Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích gần 7,8 triệu m2. Hiện đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 455.000 căn, với tổng diện tích khoảng 22,700 triệu m2. Mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu về nhà ở cho công nhân lao động.
Để góp phần giải quyết vấn đề nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, Nhà nước đã tạo ra nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp mua nhà ở hoặc thuê nhà cho công nhân, người lao động không những đảm bảo tính ổn định sản xuất mà còn đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, người lao động.
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
