Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Nghiên cứu

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

ATVSLĐ
Tác giả: ATVSLĐ
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Chủ đề chính của số này là “Hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2024”, gồm bài phỏng vấn đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về nhiệm vụ công tác ATVSLĐ của công đoàn Tháng Hành động về ATVSLĐ 2024 và trong thời kỳ mới, gắn với thực hiện Chỉ thị số 31 của Ban Bí thư; bài viết của đồng chí Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH về công tác ATVSLĐ hiện nay, vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác này.

Các bài viết, hình ảnh, ý kiến phản ánh nỗ lực của một số cấp công đoàn, doanh nghiệp, NLĐ trong hưởng Tháng Hành động về ATVSLĐ tại cơ sở.

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Bìa Tạp chí ATVSLĐ tháng 5-2024.

Tiếp theo là chuyên đề “Bảo đảm quyền của NLĐ được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ”, được thực hiện do sự phối hợp giữa Tạp chí ATVSLĐ và Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam nhằm tuyên truyền, triển khai Chỉ thị số 31-CT/TW của Ban Bí thư.

Đáng chú ý, chuyên đề có bài viết của đồng chí Chu Thị Hạnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH phân tích vai trò của công đoàn trong thực hiện công tác ATVSLĐ.

Số này còn có chuyên đề “Bảo đảm an toàn khi làm việc trên cao”, gồm một số bài viết phân tích nguy cơ, rủi ro khi NLĐ một số lĩnh vực như xây dựng, điện lực, hàng không… làm việc trên cao; nêu giải pháp hạn chế và nỗ lực của các đơn vị liên quan nhằm hạn chế, giảm nhẹ nguy cơ, rủi ro cho NLĐ làm việc trên cao.

Cùng với các chuyên đề trên, số tạp chí này vẫn duy trì các chuyên mục thường xuyên như “Vấn đề và Bàn luận”; mục “An toàn trên đường phát triển” có bài viết kiến nghị cần có giải pháp mạnh tay xử lý, kể cả xử lý hình sự các doanh nghiệp cố tình buông lỏng công tác ATVSLĐ dẫn đến TNLĐ chết người; chuyên mục “Nghiên cứu - Lý luận” gồm hai bài nghiên cứu sâu về áp dụng thuật toán tìm vị trí có nhiều nguy cơ mất an toàn ở hai doanh nghiệp may tại miền Trung; bài viết công nghệ quang xúc tác và kiến nghị áp dụng công nghệ quang xúc tác trong bảo quản rau củ, sản phẩm nông nghiệp.

Chuyên mục “Công đoàn với công tác ATVSLĐ” có hai bài viết phản ánh sự tham gia của công đoàn hai doanh nghiệp tại Đà Nẵng trong công tác bảo đảm ATVSLĐ ở 2 doanh nghiệp. Mục “Pháp luật ATVSLĐ” có bài viết về trách nhiệm pháp lý đối với các vụ việc sạt lở đất dẫn đến chết người.

Chuyên mục “ATVSLĐ và đời sống” có bài viết về niềm vui và nỗi nhọc nhằn của NLĐ chèo đò khu du kịch Tràng An; chuyên “An toàn, vệ sinh viên giải đáp” trả lời bạn đọc về chế độ của NLĐ khi bị tai nạn trên đường đi công tác; “Trang văn hóa - văn nghệ” đăng tải truyện ngắn “Ước mơ cao”; trang “Thông tin về địa phương, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp” có bài viết về hoạt động của Tập đoàn và Công đoàn Công ty Prime.

Mời các bạn đón đọc!
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành chỉ thị mới về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công ...

Thể lệ Cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động Thể lệ Cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác ...

Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của tất cả ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm