Phóng sự điều tra

Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động

Hồng Minh
Tác giả: Hồng Minh
Rất nhiều độc giả đồng tình và phản ánh tình trạng tương tự như các em học sinh trong loạt phóng sự điều tra với chủ đề "Học sinh thực tập làm công nhân" được đăng tải trên Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 1: Chạy sản lượng, tăng ca đến kiệt sức

Bắt đầu từ ngày 22/8/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt phóng sự điều tra về tình trạng các em học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa) "mang tiếng" được Nhà trường cử đi thực tập trải nghiệm nhưng lại bị ép chạy sản lượng, tăng ca, làm đêm như một công nhân thực thụ đến kiệt sức.

Cụ thể, theo chương trình đào tạo, tháng 7/2023, Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn cử học sinh khoá 15 đi thực tập trải nghiệm tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị tiếp nhận học sinh thực tập là Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu (có địa chỉ tại TP Bắc Ninh) theo bản hợp đồng được ký kết với Nhà trường. Thời gian thực tập dự kiến kéo dài 3 tháng.

Tuy nhiên, thay vì bố trí nơi thực tập cho các cháu, phía Công ty Toàn Cầu lại thông qua các công ty cung ứng lao động, đưa các cháu học sinh đi làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử dựa theo nhu cầu của các doanh nghiệp này. Và, đương nhiên không có một chương trình thực tập sản xuất nào dành cho học sinh như kế hoạch và cam kết của nhà trường trước đó.

Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động
Phụ huynh vượt hàng trăm cây số để đón các cháu học sinh khóa 15, Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn về, chấm dứt sớm kỳ thực tập - Ảnh: NVCC

Theo phản ánh của các cháu học sinh, nhiều hôm bị ép chạy sản lượng, các cháu phải làm ngày 9-10 tiếng/ngày, 40-45 tiếng/tuần, khiến sức khỏe suy giảm.

Đón đọc loạt bài điều tra này, rất nhiều độc giả đã đồng tình với nội dung phản ánh của tác giả, đánh giá đây là thực trạng chung của nhiều trường dạy nghề hiện nay.

"Tôi năm ngoái tôi đi thực tập làm gấp đôi công nhân cũ mà lương chỉ được tính 1/3 ngày, làm 12 tiếng, không được ăn đêm, đến 12 giờ trưa hôm sau mới được ăn cơm", độc giả có địa chỉ email Manhyh112@gmail.com phản ánh.

"3 tháng thực tập tại một công ty lớn ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long là một trải nghiệm nhớ đời đối với tôi. Đang 53 kg, khi về nhà tôi còn 46 kg, bố mẹ xót xa", độc giả Mạnh Hà chia sẻ.

Nội dung độc giả phản ánh nhiều nhất là tình trạng "học một đằng, thực tập một nẻo" ở không ít trường dạy nghề hiện nay. Cụ thể: học cơ khí mà lại thực tập làm nhà bạt trồng rau rồi đi rửa khay rau (độc giả Vũ Trọng Sơn); học hàn nhưng thực tập làm điện nước (độc giả Lê Hiệp); học Công nghệ thông tin, Cơ khí lại phân công trải nghiệm nghề sản xuất dây điện ô tô (độc giả Công Nguyễn); thậm chí, độc giả Quang Khải còn phản ánh, một trường dạy nghề ở Bắc Giang sinh viên ngành nào cũng đều được bố trí đi thực tế ngành điện tử!?...

Đáng chú ý khi độc giả Thùy Mai kể: "Thực tập thì không đúng ngành nghề, làm thì mệt, nghỉ thì trường doạ hủy kết quả học tập, bỏ về thì dọa không cho ra trường".

Cũng phản ánh tình trạng sinh viên đi thực tập công việc không hề liên quan đến chuyên ngành đào tạo, độc giả Xuân Nguyễn còn phản ánh thêm, thực tế là thế, nhưng khi ra trường thì các công ty đều đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, đây là điều rất thiệt thòi và bất lợi cho học sinh, sinh viên các trường đào tạo nghề.

Độc giả Lê Đại thì lên tiếng mạnh mẽ: "Doanh nghiệp đang lợi dụng, cấu kết với trường nghề để trục lợi trên sức lao động của các cháu. Thương các cháu quá! Cần phải tuyên truyền rộng rãi để bảo vệ các cháu học sinh, cũng là giúp nâng cao nhận thức cho xã hội và doanh nghiệp.

"Cần quý tạp chí làm rõ doanh nghiệp có vi phạm về thuê lại lao động không? Có vi phạm về an toàn vệ sinh lao động không? Có dấu hiệu trục lợi, chiếm đoạt tài sản (tiền lương) theo Bộ luật Hình sự không? Việc này xảy ra nhiều và cũng từ lâu, mong Tạp chí tìm hiểu và phản ánh chi tiết, quyết liệt hơn nữa, làm rõ ai sai đến đâu!", độc giả có địa chỉ email nguyennoi@gmail.com bày tỏ mong muốn.

Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 2: Ám ảnh ca đêm triền miên Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 2: Ám ảnh ca đêm triền miên

Không những phải làm việc quá thời giờ quy định đối với lao động chưa thành niên, các cháu học sinh còn bị yêu cầu ...

Vụ học sinh thực tập làm công nhân: Nhiều cơ quan yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc Vụ học sinh thực tập làm công nhân: Nhiều cơ quan yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc

Liên quan đến vụ việc học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đi thực tập làm công nhân, Sở Lao động – Thương binh ...

Học sinh làm công nhân – Kỳ 3: Điểm bất hợp lý của hợp đồng nhận sinh viên thực tập Học sinh làm công nhân – Kỳ 3: Điểm bất hợp lý của hợp đồng nhận sinh viên thực tập

Trước khi đưa học sinh đi thực tập, lãnh đạo Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn và Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm