![]() |
Lưng nữ bệnh nhân bị phồng rộp, hoại tử do đi giác hơi và chữa bệnh sai phương pháp. |
Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Th. (SN 1967) bị nhiễm trùng loét có nhiều giả mạc, dịch mùi hôi lẫn máu, mủ, bị hoại tử da, viêm tấy lan tỏa vùng lưng do làm giác hơi và chữa bệnh sai phương pháp.
Bà Th. có tiền sử tiểu đường type 2, tăng huyết áp nhiều năm nay và đang điều trị tại bệnh viện khác. Trước khi nhập viện, bà hay bị đau mỏi vai gáy. Nghe mọi người mách làm giác hơi sẽ hết nên bà đi thử. Tuy nhiên, sau 2 lần giác hơi, lưng bà có biểu hiện phồng rộp và lở loét, đau đớn.
Thay vì đến bệnh viện để điều trị, bà tiếp tục nghe theo lời mách của nhiều người, tự ý mua thuốc kháng sinh về uống. Uống thuốc được 1 tuần, thấy bệnh không khỏi, bà mới quyết định tới viện nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ.
Bác sĩ Đồng Thanh Thiện, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, cho biết kíp mổ phải cắt lọc da vùng hoại tử của bệnh nhân, vệ sinh sạch dịch mủ kết hợp điều trị kháng sinh chống viêm, thay băng hàng ngày.
Người bệnh khi gặp biến chứng sau giác hơi, cần đến bệnh viện để được kiểm tra, không tự ý điều trị tại nhà. Nếu viêm nhiễm tới những tổ chức sâu hơn (màng xương, xương) gây hoại tử xương thậm chí phải cắt một phần xương. Bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn huyết nếu không kịp thời điều trị.
Giác hơi còn gọi là hỏa liệu pháp, thường được dùng để trị cảm lạnh, đau nhức, đau mỏi cơ khớp, đau lưng, đau dạ dày, đau đầu, tăng huyết áp, cảm mạo, ho kéo dài, đau mắt, béo phì. Phương pháp này chống chỉ định với người bệnh tâm thần, suy tim, suy thận, xơ gan, da liễu, ung thư, lao phổi, ho hoặc nôn ra máu, suy giãn tĩnh mạch.
Người có cơ chế đông máu kém, bệnh ưa chảy máu, bệnh chảy máu dưới da, bệnh bạch cầu cấp, suy giảm chức năng tiểu cầu, không nên dùng phương pháp này. Phụ nữ đang hành kinh, mang thai, cho con bú, trẻ em và người già, người quá suy nhược, say rượu, quá mệt, no, đói, khát cũng chống chỉ định.
Trong quá trình giác hơi, cả người bệnh và nhân viên y tế cần theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe. Người bệnh khi có biểu hiện bất thường như nóng, choáng váng, hoa mắt... cần báo nhân viên y tế dừng lại hoặc xử lý kịp thời, tránh biến chứng.
![]() Sau vài ngày điều trị, bà S. được gia đình xin đưa về nhà để lo hậu sự. Trường hợp của bà S. được xác ... |
![]() Một phụ nữ bị cao huyết áp thực hiện ăn chay theo chế độ hướng dẫn online trong 45 ngày đã phải nhập viện với ... |
![]() Cháu Phan Thị Thùy L. (SN 2017, Hà Tĩnh) bị rắn hổ mang cắn khi ngồi chơi trong nhà khiến bàn chân phải bị hoại ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
