Đời sống

Đi chơi Tết và chúc Tết

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Đi chơi Tết và chúc Tết là nét văn hóa lâu đời làm nên bản sắc ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đó cũng là dịp sum họp, thăm thú người thân, tao nên sức hấp dẫn mãnh liệt của Tết
Mùng Sáu Tết - vào mùa lễ hội Cành lộc đền chùa đầu xuân Phong tục Tết cổ truyền: Những điều cần biết về bàn thờ cúng Thần Tài - Ông Địa
Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Đi chơi Tết và chúc Tết là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. Ảnh dantri.com.vn

Một trong những điều làm nên sức hấp dẫn trường tồn của Tết Nguyên đán là ở chỗ, nó trở thành dấu mốc, điểm hẹn được báo trước 365 ngày để các thành viên mỗi gia đình đoàn viên. Xưa thế và nay cũng vậy. Người ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi tỏa đi bốn phương sinh cơ lập nghiệp. Tết trở thành dịp để sum vầy, gặp gỡ. Ngay cả anh em ruột thịt trong một gia đình, có khi cũng chỉ tụ họp được đông đủ vào mỗi dịp Tết.

Và không chỉ vậy, Tết còn là dịp để tri ân, thăm hỏi láng giềng, hàng xóm gần gụi “tối lửa tắt đèn có nhau”. Cả năm bận rộn, ra đụng vào chạm, nhưng mỗi người đều tất bật với công việc của mình, ít có thời gian thư thái chuyện trò. “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, người hàng xóm trong những tình huống cụ thể có khi quan trọng với mỗi người hơn cả anh em ruột thịt.

Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Đi chơi Tết và chúc Tết mà đẹp nhất là hình ảnh các thế hệ trong một gia đình sum vầy. Ảnh thegioigiadinh.com.vn

Vì thế, sau giao thừa, có nơi bà con hàng xóm tổ chức chúc tụng xóm giềng ngay thời khắc đầu tiên. Nhà nọ kéo qua nhà kia, lượng người mỗi lúc một đông, đến nhà cuối xóm có khi gia chủ không còn chỗ để ngồi. Mỗi nhà đều mời khách chén rượu, bánh kẹo và dành những lời tốt đẹp nhất chúc tụng nhau. Người già được chúc khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi; người trẻ được chúc làm ăn tấn tới, công danh, tài lộc dồi dào. Trẻ nhỏ được chúc học hành giỏi giang. Các cháu nhỏ nhất được chúc hay ăn chóng lớn… Cuộc chúc tụng vui vẻ có thể kéo dài đến mờ sáng ngày mùng một.

Những người có chức sắc, giữ cương vị nhất định ở tổ phố, xóm thôn có khi chúc “vĩ mô” hơn, nào là cầu cho thế giới hòa bình, nước nhà ấm no; cầu mưa thuận gió hòa, bà con lối xóm làm ăn bằng năm bằng mười năm cũ; nào là cầu thôn tổ, xóm làng đoàn kết, phấn đấu năm mới đạt danh hiệu nọ, thành tích kia. Trên hết là không khí hồ hởi, phấn khởi về một năm nhiều hứa hẹn.

Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Đi chơi Tết nội ngoại, chúc Tết ông bà... Hình ảnh thường thấy ở mọi gia đình ngày Tết. Ảnh saodieu.vn

Nhưng chúc Tết sau giao thừa chỉ diễn ra ở một số nơi. Phổ biến là chúc Tết, xông nhà ngày mùng một. Những người đi chúc Tết sớm thường được gia chủ mời đích danh, do hợp tuổi, do vợ chồng hạnh phúc, thuận hòa, ăn nên làm ra, có thể mang lại cho gia chủ tài lộc trong năm mới. Còn lại, hầu hết không đi chúc Tết sáng ngày mùng một, do lo ngại gia chủ kiêng kỵ mình không hợp tuổi. Người có tang, “đứt gánh” lỡ dở vợ chồng càng kiêng triệt để.

Để nói về thứ tự chúc Tết xưa, các cụ có câu “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Nay tục này đã ít nhiều phai nhạt. Có khi trong ngày mùng một, người ta tranh thủ chúc Tết hàng xóm sát vách trước rồi mới đi chúc ông bà bên nội. Thường ông bà nội đều ở gần con trai hoặc ở cùng con trai, việc chúc tụng diễn ra đơn giản, đầm ấm. Sau đó, nhiều người đi chúc tụng xóm làng gần, rồi tối về mới chuẩn bị đi chúc bên ngoại - thường ở xa hơn - vào mùng hai.

Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Đi chơi Tết và chúc Tết người thân, hàng xóm, láng giềng; nhưng ấm áp nhất là đoàn tụ ông bà nội ngoại. Ảnh danviet.vn

Đi hết nội ngoại, nhiều người lên lịch đi thăm, chúc Tết họ hàng gần xa. Việc đi Tết lúc này không tùy tiện, ngẫu nhiên mà thường được gắn với những sự kiện trong năm của người được đến chúc. Như trong năm ông bác họ cất nhà chưa đến được; bà cô họ gả chồng con đúng dịp bận đã không đi; hay ông cậu họ ốm đau đã lâu chưa thể đến thăm; hoặc nữa, nhân con cháu ông bác làm lễ thượng thọ cho vợ chồng ông bác…

Nhiều dòng họ nhân dịp này cũng họp họ. Đó lại là một việc các thành viên không thể không đi. Họp họ thường làm sau mùng 5 và trước Rằm tháng Giêng tại nhà ông trưởng họ. Có họ làm 5 năm một lần, có họ làm định kỳ hàng năm. Tại đó, dòng họ kiểm điểm các việc đã làm năm qua, các việc cần làm năm tới. Những việc đáng khen, những việc đáng chê; những khoản đóng góp. Đây là nề nếp rất nên duy trì. Cháu con có dịp ôn lại truyền thống, cảm thấy tự hào, trách nhiệm hơn.

Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết
Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước đi chơi Tết và chúc Tết người thân, duy trì truyền thống dân tộc. Ảnh thanhnien.vn

Ngoại trừ thanh niên, các bạn trẻ chưa vướng bận gia đình, dễ tụ họp, theo nhau đi chúc tụng đôi khi không cần biết đối tượng là ai và ở đâu; còn lại, hầu hết người Việt trưởng thành đều dành những ngày Tết quý giá, những lời chúc đẹp nhất cho gia đình, hàng xóm láng giềng và những người thân yêu. Có lẽ điều đó đã góp phần làm nên sức sống vĩnh hằng của cái Tết.

Trốn tránh khai báo - Có tội với đồng bào Trốn tránh khai báo - Có tội với đồng bào

Sáng nay (8/2), TP HCM bất ngờ công bố thêm 24 ca nhiễm Covid-19 và Hà Nội lại có thêm ca nhiễm mới được mô ...

Đề nghị tạo điều kiện thuận lợi để CNLĐ được hoàn tiền mua vé Đề nghị tạo điều kiện thuận lợi để CNLĐ được hoàn tiền mua vé

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có văn bản số 1623/TLĐ gửi Bộ Giao thông – Vận tải về việc tạo điều kiện ...

Công nhân khủng hoảng tinh thần vì lo nhiễm Covid-19 tại một công ty ở Hải Dương Công nhân khủng hoảng tinh thần vì lo nhiễm Covid-19 tại một công ty ở Hải Dương

Trong 3 ngày liên tiếp (5/2 - 7/2/2021), khoảng 3.000 công nhân lao động tại Công ty TNHH Vietory (Công ty Vietory) ở Hải Dương ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm