![]() |
Ảnh: Tri thức trẻ |
Tập trung tối đa lực lượng
Dịp Tết, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông rất lớn, ùn tắc giao thông (UTGT), trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, các tuyến cao tốc, tuyến cửa ngõ ra, vào thành phố các thành phố lớn (như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) diễn ra phức tạp, TNGT có nguy cơ xảy ra.
Để phục vụ tốt nhất cho nhân dân đi lại, đón Tết, vui xuân được thông suốt và an toàn, thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Điện chỉ đạo của Bộ Công an về bảo đảm TTATGT, về mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Cục Cảnh sát giao thông đã có kế hoạch chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc tập trung cao nhất lực lượng, phương tiện thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT - TTXH dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi và các Lễ hội đầu xuân 2019 (thực hiện từ 03/12/2018 đến ngày 20/2/2019).
Kế hoạch chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tập trung vào một số nội dung công tác trọng tâm sau: Phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác bảo đảm TTATGT trong dịp Tết Nguyên đán và các Lễ hội đầu xuân.
Huy động cao nhất lực lượng, phương tiện để tăng cường thực hiện công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT gắn với cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến giao thông.
Trên lĩnh vực giao thông đường bộ: Bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT; tập trung các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT, ùn tắc giao thông, như: chạy quá tốc độ; uống rượu bia điều khiển phương tiện; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt, dừng, đỗ sai quy định; chở hàng quá tải, quá khổ, quá số người quy định; đón, trả khách không đúng nơi quy định...
Trên lĩnh vực giao thông đường sắt: Bố trí lực lượng phối hợp với các địa phương và ngành Đường sắt tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về TTATGT đường sắt. Phối hợp bảo đảm tốt an ninh, trật tự tại các ga trọng điểm.
Trên lĩnh vực giao thông đường thuỷ: Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên đường thủy; các bến đò ngang, đò dọc, các phương tiện chở khách; đình chỉ ngay các phương tiện thủy không đảm bảo các điều kiện an toàn.
Phối hợp với các ngành địa phương nắm vững lịch trình các hoạt động chào mừng, văn hóa, văn nghệ tại địa phương, có các phương án phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí các bến bãi đậu đỗ, trông giữ phương tiện giao thông, không để xảy ra UTGT tại địa bàn công cộng, nơi diễn ra các sự kiện mừng Đảng, mừng xuân.
Tập trung tăng cường tối đa lực lượng (Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát 113, Cảnh sát trật tự) phối hợp với Thanh tra giao thông, Thanh niên tình nguyện và các lực lượng khác tổ chức chỉ huy, điều khiển giao thông, để hạn chế thấp nhất xảy ra UTGT kéo dài. Chủ động nắm chắc tình hình, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông, thông qua các hoạt động bảo đảm TTATGT để kịp thời phát hiện và đấu tranh các loại tội phạm trên các tuyến giao thông.
Thời gian tới mới là thời điểm chính thức của Tết Nguyên đán và sẽ diễn ra các lễ hội đầu xuân, tình hình TTATGT vẫn diễn biến phức tạp. Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, yêu cầu công tác bảo đảm TTATGT đề ra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông sẽ chỉ đạo tập trung lực lượng thực hiện kế hoạch tổng kiểm soát xe ô tô từ 08 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách và các loại xe ô tô vận tải hàng hóa; tập trung vào các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, như: Lái xe sử dụng ma túy, rượu, bia, chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định; các phương tiện chở khách ngang sông, dọc sông, tàu cao tốc không đảm bảo an toàn...
Một số giải pháp giải quyết vấn đề ATGT
Để tăng cường công tác bảo đảm TTATGT trong dịp Tết và giải quyết vấn đề ATGT trong giai đoạn hiện nay; căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an; lực lượng Cảnh sát giao thông đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an ra Chỉ thị số 01/CT-BCA ngày 09/01/2019 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng CAND trong tình hình mới; trong đó lực lượng CSGT tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo đảm TTATGT; nghiên cứu, xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật khác về bảo đảm TTATGT theo hướng: Quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đảm bảo TTATGT, đồng thời quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm TTATGT, các biện pháp cưỡng chế đảm bảo việc thi hành pháp luật về giao thông nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện.
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TTATGT, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT và điều tra, giải quyết TNGT. Phối hợp với ngành Giao thông vận tải trong công tác quản lý người lái xe và tổ chức giao thông...
Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đi đôi với cưỡng chế bắt buộc việc chấp hành pháp luật về TTATGT, từ đó đề cao trách nhiệm, tự giác chấp hành Luật Giao thông của người tham gia giao thông, đấu tranh lên án các hành vi vi phạm TTATGT, thực hiện nếp sống "văn hoá giao thông". Cán bộ, chiến sỹ CAND gương mẫu chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm TTATGT và vận động người thân, gia đình cùng thực hiện.
Bốn là, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý TTATGT cùng với các chính sách đãi ngộ phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước. Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGT trên các tuyến cao tốc và tuyến quốc lộ trọng điểm.
Năm là, tăng cường sự phối hợp với các ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác bảo đảm TTATGT. Xây dựng và kết nối chia sẻ các dữ liệu dùng chung về TTATGT, quản lý giấy phép lái xe, quản lý lái xe, lái tàu, quản lý phương tiện giao thông, xử lý vi phạm TTATGT, kiểm định phương tiện, kết quả từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô... để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
